Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Thẩm định giá khoản nợ - đôi điều trao đổi

Thẩm định giá khoản nợ hiện nay là một vấn đề nóng đang được các Công ty, doanh nghiệp quan tâm, nhất là đối với các tổ chức ngân hàng thì việc phân tích, định giá khoản nợ càng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nhu cầu thẩm định giá khoản nợ hiện nay:
Hiện nay, các ngân hàng đang có nhiều khoản nợ xấu mới. Nhưng khác với trước đây, nhiều khoản nợ xấu mới đến từ việc các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh phát triển mảng ngân hàng bán lẻ, mở rộng cho vay khoản đầu tư của tư nhân và cho vay bán lẻ, tài chính tiêu dùng. Hình thức cấpvốn này là mảng mang về lãi biên cao hơn nhưng lại tiềm ẩn rủi ro cao hơn rất nhiều so với mảng tín dụng truyền thống.
Bên cạnh đó, nợ xấu còn bao gồm khối lượng nợ xấu tồn đọng chưa được giải quyết triệt để. Trên thực tế, thời gian qua các ngân hàng đã tích cực bán lại các khoản nợ xấu ra thị trường, nhưng việc xử lý nợ xấu không hề đơn giản. Nhiều khoản nợ xấu đã được rao bán nhiều lần, thậm chí các ngân hàng giảm giá vài chục phần trăm so với giá khởi điểm song vẫn khó kêu gọi được nhà đầu tư.
Chính vì thế, trên thị trường tài chính đang rất mong chờ các Công ty định giá độc lập có kinh nghiệm về thẩm thẩm định giá các khoản nợ, phản ánh đúng giá trị thị trường của khoản nợ. Tuy nhiên việc thẩm định giá các khoản nợ sẽ rất dễ bị thiếu chính xác và không phản ánh đầy đủ giá trị của khoản nợ nếu như các Công ty thẩm thẩm định giá chỉ thực hiện xác định lại giá trị tài sản đảm bảo và cho đó là giá trị khoản nợ.
Là Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam VVFC luôn nỗ lực nghiên cứu các vấn đề mới trong thẩm định giá nói chung cũng như về thẩm định giá khoản nợ nói riêng để thực hiện thẩm định giá một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Những trường hợp phải thẩm định giá nợ xấu:
Nghị định 61/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc tthẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Theo Nghị định 61/2017/NĐ-CP có ba (03) trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, cụ thể:
- Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.
- Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.
- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Hiểu rõ khái niệm để thẩm định giá cho đúng
Đầu tiên, để thẩm định giá khoản nợ thì phải hiểu khái niệm khoản nợ là gì? Theo Thông tư 28/VBHN-NHNN ngày 30/6/2016 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thì khoản nợ “số dư nợ của hợp đồng hoặc thỏa thuận cấp tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng”. Hay nói đơn giản đó là số nợ theo hợp đồng tín dụng tính đến thời điểm thẩm định giá, bao gồm nợ gốc, nợ lãi, các khoản phạt theo hợp đồng tín dụng.
Số dư nợ được lấy từ đâu? Số dư nợ được các ngân hàng theo dõi trên sổ sách tại ngân hàng, và được quy định cụ thể như sau: Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu tại tổ chức tín dụng là số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấy tại Công ty Quản lý tài sản là giá mua hoặc số dư nợ gốc của khoản nợ xấu đang hạch toán nội bảng trên bảng cân đối kế toán của Công ty Quản lý tài sản.
Thứ hai, cần phân biệt Khoản nợ và tài sản đảm bảo của khoản nợ. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thẩm định giá khoản nợ là việc đánh giá lại khoản nợ đó theo thị trường (khoản nợ đó có thể có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc có thể tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai…), trong đó có việc đánh giá lại tài sản đảm bảo của khoản nợ.
Thẩm định giá khoản nợ theo thị trường, cách tiếp cận:
Hiện nay, Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam cũng như văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn rõ ràng về thẩm định giá khoản nợ.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá và tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn dự án với hơn 22 năm kinh nghiệm,VVFC đã cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng trong nước, khách hàng quốc tế đạt được chất lượng cao. VVFC đã nhận được sự tín nhiệm của các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế và đã khẳng định được là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành Thẩm định giá có uy tín nhất ở Việt Nam.
VVFC đã có kinh nghiệm sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp tính toán theo Tiêu chuẩn thẩm thẩm định giá Việt Nam và quốc tế để phục vụ cho các dịch vụ của mình như: thẩm định giá khoản nợ, thẩm định giá bất động sản, động sản, tài sản vô hình, thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định giá cổ phần, trái phiếu, tư vấn dự án…. cùng nhiều dịch vụ khác. VVFC đã tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ thẩm định viên, chuyên viên có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực ngành nghề và đặc biệt có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về các văn bản, chuyên đề lớn trong thẩm định giá.
Với kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn VVFC, có thể xem xét một số cách tiếp cận thẩm định giá khoản nợ như sau:
- Tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng: Phần lớn những trường hợp thẩm định giá khoản nợ trên thực tế đều diễn ra trong tình huống khách hàng mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, thuộc diện nợ xấu. Do đó tiếp cận theo hướng này thường không phù hợp. Trong trường hợp thuận lợi, khách hàng vẫn có khả năng trả nợ, thì cần thu thập thông tin về phương án trả nợ của khách hàng, từ đó sẽ tính ra được dòng tiền trả nợ, chiết khấu giá trị dòng tiền trả nợ về thời điểm hiện tại.
Với cách tiếp cận từ khả năng trả nợ của khách hàng thì “dòng tiền” đó chính là giá trị thị trường của khoản nợ, tức là đang đánh giá trực tiếp dựa trên khả năng thu hồi khoản nợ đó trong tương lai quy đổi về hiện tại (trong đó, đánh giá lại xếp hạng của doanh nghiệp và doanh nghiệp có kế hoạch tài chính về phương án trả nợ trong tương lai).

- Tiếp cận từ tài sản của khách hàng: Cách tiếp cận này xem xét đến tình huống thu hồi khoản nợ từ việc thanh lý các tài sản của doanh nghiệp để trả nợ. Trường hợp này phải đánh giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hay nói cách khác là thẩm định giá trị doanh nghiệp, từ đó sẽ tính ra giá trị của khoản nợ có khả năng thu hồi từ việc thanh lý doanh nghiệp. Trong đó cần xem xét quy định của luật phá sản doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên trong luật phá sản sẽ là giá trị còn lại để thanh toán cho khoản nợ.
Với cách tiếp cận từ thẩm định giá doanh nghiệp để thu hồi nợ, giá trị khoản nợ chính là số tiền có khả năng thu hồi được từ việc bán doanh nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí và các khoản nợ được ưu tiên trả trước khoản nợ của ngân hàng.Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp khách hàng chỉ dùng một số tài sản nhất định làm tài sản đảm bảo, đồng thời doanh nghiệp chưa đến mức phá sản thì phải xem xét đến các cách tiếp cận khác.
- Tiếp cận từ tài sản đảm bảo: là cách tiếp cận từ việc xem xét giá trị của tài sản đảm bảo. Có những trường hợp cụ thể sau:
+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ thấp hơn giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Trong trường hợp này, việc bán tài sản đảm bảo có thể giúp thu hồi khoản nợ.
+ Trường hợp giá trị sổ sách của khoản nợ bằng hoặc cao hơn giá trị thực tế tài sản đảm bảo.Trong trường hợp này, có thể xem xét nguồn tiền thu hồi từ việc thẩm định giá các tài sản đảm bảo và tài sản khác có khả năng đem ra trả nợ của khách hàng vay theo giá trị thị trường, hoặc xem xét đến khả năng tái cấu trúc khoản nợ, đánh giá quy đổi giá trị khoản nợ bằng cổ phần, cổ phiếu, vốn góp vào doanh nghiệp theo giá trị thị trường và định hướng doanh nghiệp, phương án trả nợ trong tương lai…
Như vậy, với các cách tiếp cận nêu trên, thẩm định giá khoản nợ cần xem xét đến nhiều khía cạnh bên cạnh giá trị sổ sách của khoản nợ để nhận định đánh giá, đề xuất giá trị thực tế của khoản nợ đảm bảo đầy đủ, hợp lý.

Mai Thị Ngọc - Thẩm định viên VVFC.
Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo