Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

VVFC CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC

 Sử dụng các phương pháp hợp lý để thẩm định giá trị doanh nghiệp là nội dung chính đã được Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC) chia sẻ tại buổi cùng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính tập huấn Thông tư số 122/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Hội nghị được tổ chức sáng 24/5/2018 với sự tham dự của khoảng 80 cán bộ quản lý doanh nghiệp của SCIC tại trụ sở chính Hà Nội, chi nhánh miền Trung và chi nhánh phía Nam.

 SCIC có tầm nhìn trở thành Tập đoàn Tài chính có quy mô lớn trong khu vực, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ trong và ngoài nước; tập trung đầu tư có hiệu quả theo nguyên tắc thị trường vào các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu Nhà nước cần nắm giữ vốn. Vì vậy, SCIC rất quan tâm đến việc thẩm định giá trị doanh nghiệp phục cụ việc mua - bán vốn đầu tư tại các doanh nghiệp cho hợp lý, nhất là khi Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư số 122/2017/TT-BTC  có hiệu lực từ 01/01/2018 (TT122).
Tại hội nghị, VVFC đã cùng Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính giới thiệu các nội dung của Thông tư số 122/2017/TT-BTC và chia sẻ kinh nghiệm các casestudy thực tế về Thẩm định giá doanh nghiệp do VVFC thực hiện theo Tiêu chuẩn mới này.


Đối với việc tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo TT122, sau thời gian 5 tháng, VVFC cho rằng TT122 ra đời đã kịp thời phục vụ công tác tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là hoạt động thoái vốn, tăng vốn (theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và 32/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) và hoạt độngcổ phần hóa (Nghị định số 126/2017/NĐ-CP) theo lộ trình thoái vốn và cổ phần hóa của Nhà nước.
Đối với việc thẩm định giá cổ phần để tái cơ cấu (thoái vốn, tăng vốn, mua bán doanh nghiệp…), thời gian gần đây VVFC đã tư vấn định giá cổ phần Petrolimex để bán cổ phần cho đối tác chiến lược Nhật Bản và niêm yết lên sàn HoSE; định giá cổ phần Vietcombank để chào bán cổ phần nhằm tăng vốn; định giá cổ phần HABECO, cổ phần các đơn vị thuộc VNPT, PVPower, Agribank để thoái vốn; định giá cổ phần để thoái vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) theo Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án thuộc ngành Công thương… Bên cạnh đó, VVFC cũng định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán như định giá Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF) thuộc Tập đoàn Vinacomin, định giá Công ty Tài chính Bưu điện thuộc Tập đoàn VNPT… định giá Oceanbank, PVCombank, OCB để tái cơ cấu…
Trong công tác cổ phần hóa, theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ126) về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, giá trị doanh nghiệp phải tính theo 02 phương pháp khác nhau và giá trị doanh nghiệp công bố không thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản quy định tại NĐ126. Điều đó có nghĩa xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa sẽ phải làm theo phương pháp tài sản của NĐ126 và một phương pháp khác theo TT122. Đây là một trong những điểm mới của NĐ126 khi liên kết giữa quy định về cổ phần hóa với thẩm định giá. Căn cứ đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh và hồ sơ tài liệu được cung cấp, VVFC áp dụng các phương pháp thẩm định giá quy định tại TT122 một cách linh hoạt, đảm bảo giá trị doanh nghiệp, giá trị cổ phần được định giá sát với giá trị thị trường.
Khi sử dụng phương pháp tài sản, việc khảo sát thực trạng và thu thập hồ sơ tài sản của doanh nghiệp thẩm định giá cần chi tiết, đầy đủ, do vậy đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí hơn khi làm các phương pháp khác. Đặc biệt đối với những trường hợp thoái vốn tại doanh nghiệp có tỷ trọng vốn góp của doanh nghiệp nhà nước thấp không chi phối, tư vấn định giá gặp nhiều khó khăn trong việc khảo sát tài sản và thu thập hồ sơ tài liệu do không nhận được sự hợp tác của doanh nghiệp bị thoái vốn.
Đối với các phương pháp của cách tiếp cận thu nhập, các dự báo về số liệu trong tương lai (kế hoạch SXKD, doanh thu, chi phí SX, chi đầu tư vốn….) cần căn cứ trên cơ sở tình hình thực tế và phù hợp với dữ liệu quá khứ của doanh nghiệp. Trong phương pháp tỷ số bình quân, điều quan trọng là lựa chọn được doanh nghiệp tương đồng nhất có thể để đưa vào so sánh. Những vấn đề này đều phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, trình độ và khả năng của thẩm định viên.
Buổi giới thiệu về TT122 tại SCIC đã thành công tốt đẹp và VVFC hi vọng SCIC sẽ lựa chọn các đơn vị có năng lực, uy tín, chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn định giá doanh nghiệp để song hành cùng SCIC trong việc mua - bán vốn tại các doanh nghiệp đầu tư./.


BAN CHUYÊN MÔN 3.
 

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo