Theo ông Bằng, các vấn đề vĩ mô nhìn chung đang vững chắc, không có nhiều biến động, các giải pháp kích thích kinh tế chưa đến mức mạnh để xảy ra lạm phát.
Tuy nhiên, ông Vũ Bằng cũng đánh giá TTCK chịu tác động của những bất lợi từ lãi suất tăng trở lại và đảo chiều dòng vốn tỷ giá. Cụ thể, nếu thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng gặp lãi suất điều chỉnh sẽ là rủi ro. Thứ hai, nợ toàn cầu hiện đang tăng mạnh. Những bất lợi này, tuy vậy nếu có sẽ xảy ra tại thời điểm cuối năm.
Tại tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững". Ảnh: Nhà đầu tư.
Đối với trong nước, Nguyên Chủ tịch UBCKNN cho rằng nợ xấu sẽ gia tăng. Tuy nhiên nhìn chung tâm lý vẫn lạc quan và cơ hội của thị trường chứng khoán có xu hướng tốt nhờ dòng tiền rẻ.
Nguyên Chủ tịch UBCKNN cho biết thêm việc giá bất động sản tăng cũng sẽ tác động tốt đến thị trường chứng khoán do tỷ trọng của nhóm ngành là lớn. Trong khi đó, khả năng siết, chặn "sự nóng lên" của chứng khoán và bất động sản là không có. Dù vậy, cơ hội để VN-Index vươn lên mốc 1.300 điểm hay 1.400 điểm từ mặt bằng 1.200 điểm là khó.
Nhận định về thị trường chứng khoán thời gian tới, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng các chỉ số vẫn dao động tương đối lớn, vì nhà đầu tư cá nhân chi phối 80-90% thị trường. "VN-Index sẽ dao động từ 1.100-1.275 điểm", ông Sơn dự báo.
Một điểm được ông Sơn đánh giá sẽ gây trở lại cho thị trường chứng khoán là khi nền kinh tế hồi phục, luồng tiền nhàn rỗi sẽ chuyển sang hoạt động kinh doanh.
Theo quan điểm của ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS, VN-Index có thể điều chỉnh quanh vùng 1.170 - 1.180 điểm trong thời gian tới và chỉ số này có thể vượt qua mốc đỉnh lịch sử vào tháng 4. “Tháng 4 vẫn là thời điểm thuận lợi cho giao dịch chứng khoán”, ông Khánh nói.
Theo báo CafeF
Ban Biên tập VVFC (Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính).