Cụ thể, hiện nay, công tác định giá Nhựa Tiền Phong đã xong và trong tháng này sẽ triển khai đấu giá. Với Bảo Minh, mọi quy trình thủ tục đã hoàn thiện chỉ chờ Bộ Tài chính chốt tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Nếu được mở room ngoài sẽ tối đa hoá đượ lợi ích bán vốn.
Riêng với Bảo Việt, SCIC đã xong mọi quy trình. Tuy nhiên, hiện Bộ Tài chính đã có văn bản tạm thời chưa triển khai cho đến khi Bộ Kế hoạch Đầu tư có quyết định về tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại Bảo Việt.
Về việc bán vốn, tính đến 31/12/2021, SCIC đã thực hiện công bố thông tin bán vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó đấu giá thành công tại 6 doanh nghiệp.
Có 3 doanh nghiệp mà SCIC bắt buộc phải thoái vốn trước 20/12/2021 |
Doanh thu bán vốn ghi nhân năm 2021 đạt 1.390 tỷ đồng trên giá vốn 457 tỷ đồng, đạt chênh lệch bán vốn 933 tỷ đồng. Như vậy doanh thu và chênh lệch bán vốn tương ứng đạt 169% và 297% so với kế hoạch. Ngoài ra còn có, CTCP Xuất nhập khẩu An Giang và TCT tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam đã bán thành công trong tháng 12/2021, doanh thu đạt hơn 362 tỷ đồng, nhà đầu tư hoàn tất nộp tiền đầu tháng 01/2022.
Chuyển biến đáng chú ý nhất trong 2021 là SCIC đang chuyển mạnh vào thực hiện đầu tư vốn với vai trò nhà đầu tư của Chính phủ.
Trong đó, thương vụ lớn nhất là SCIC đã đầu tư 6.895 tỷ đồng mua cổ phần tăng vốn điều lệ tại Vietnam Airlines, chiếm tỷ lệ sở hữu 31%.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, SCIC đã triển khai nghiên cứu một số cơ hội đầu tư, như: dự án hợp tác với Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas), Dự án khu công nghiệp kỹ thuật cao Chân Mây, Cảng Cái Mép Hạ - Bà Rịa Vũng Tàu, Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, dự án Thành lập quỹ đầu tư với Mirae Asset, dự án đường cao tốc khu vực phía Nam...
SCIC xác định, đầu tư vốn là hướng chiến trong giai đoạn tới, trong đó có việc chủ động triển khai xây dựng báo cáo Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động SCIC thành Quỹ Đầu tư Chính phủ.
Theo báo Vietnamnet