Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Bộ KH&ĐT đề nghị cân nhắc các khoản vay ưu đãi từ Trung Quốc

Cho rằng một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, Bộ KH&ĐT đề nghị cần cân nhắc việc vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nước này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ÐT) vừa có báo cáo tới Chính phủ cập nhật, chỉnh sửa báo cáo định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi.

Trong đợt chỉnh sửa này, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh cần thẩm định, đánh giá dự án sử dụng ODA và vay ưu đãi một cách chặt chẽ, khách quan, minh bạch để tăng cường hiệu quả sử dụng.

WB là chủ nợ lớn nhất của Việt Nam

Theo đó, giai đoạn 2011-2015, Việt Nam thu hút khoảng 28 tỷ USD vốn ODA, trong đó số giải ngân đạt 23 tỷ USD. Giai đoạn 2016-2017, Việt Nam ký kết được hơn 9,198 tỷ USD, trong đó vốn vay ODA 6,78 tỷ USD, vay ưu đãi 2,2 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 216,8 triệu USD.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, vay nước ngoài của Chính phủ tập trung chủ yếu vào một số nhà tài trợ chính như Ngân hàng Thế giới - WB (29%), Ngân hàng phát triển châu Á - ADB, Nhật Bản (34%), Trung Quốc (4%), Hàn Quốc (4%), Pháp (3%)…
 


Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sử dụng vốn vay ưu đãi của WB. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Bộ KH&ĐT cho rằng vốn vay ODA có lãi suất thấp, thời hạn vay dài thường 25-40 năm và thời gian ân hạn hợp lý (5-10 năm). Với các ưu điểm này, vốn ODA giúp Việt Nam tiếp cận nguồn kỹ thuật, tri thức, đổi mới, sáng tạo và là đòn bẩy, chất xúc tác huy động nguồn vốn khác, đặc biệt nguồn vốn trong nước.

Tuy nhiên, bộ này cũng chỉ ra những hạn chế của ODA như lãi suất tăng dần do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Bộ KH&ĐT cũng cảnh báo nếu Việt Nam không cân nhắc kỹ có thể rơi vào bẫy “ODA và vay ưu đãi” khi lãi suất vay và phí thu xếp vốn cao hơn so với mức lãi suất vay thương mại trên thị trường vốn trong nước.

Cụ thể, một số khoản vay ưu đãi có kèm theo điều kiện ràng buộc về kỹ thuật, công nghệ, lựa chọn nhà thầu khiến chi phí vay thực tế có thể cao hơn nhiều so với đấu thầu cạnh tranh. Ngoài ra, rủi ro do tác động bất lợi của biến động tỷ giá. Năng lực hấp thụ viện trợ nước ngoài của ngành, địa phương và dự án cụ thể còn hạn chế. Các dự án vốn vay nước ngoài đều phải gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện, chậm phát huy hiệu quả.

Cân nhắc dùng vốn ưu đãi từ Trung Quốc

Một số dự án ODA bị điều chỉnh tăng vốn đầu tư gấp nhiều lần so với phê duyệt ban đầu đã được đưa ra làm ví dụ, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị. Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội vay Pháp và ADB đã đội vốn tăng từ 783 triệu euro lên hơn 1,17 tỷ euro…

Nguyên nhân chính của thực trạng này là thời gian bàn giao mặt bằng kéo dài, gây phát sinh chi phí. Đơn vị thi công chậm khiến trượt giá nguyên vật liệu, giá nhân công phải điều chỉnh; năng lực tư vấn kém. Các giải pháp thiết kế, tính toán chưa chính xác chi phí đầu tư hạng mục khiến tổng mức đầu tư tăng.

Tại dự án đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, khi thẩm tra tổng mức đầu tư phát hiện sai sót trong tính toán chi phí như áp dụng tỷ giá quy đổi, chi phí dự phòng không theo quy định, tính sai khối lượng một số hạng mục kết cấu chính…
 


Bộ KH&ĐT đề nghị trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần xem xét, cân nhắc việc vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc. Ảnh: Anh Tuấn.

Cũng tại dự án này, hệ thống cơ điện không được tư vấn lập dự án phân tích đơn giá chi tiết dẫn đến giá của hệ thống này cao hơn đơn giá một số dự án tương tự trong khu vực 2-7 lần. Dự án này tăng vốn từ 19.555 tỷ đồng lên 51.750 tỷ đồng. Sau khi thẩm định cơ quan chức năng đang điều chỉnh xuống 33.569 tỷ đồng.

Hay dự án metro Bến Thành - Suối Tiên tăng từ 17.388 tỷ lên 47.325 tỷ đồng. Dự án Bến Thành - Tham Lương vay từ Đức, ADB, EIB tăng từ 26.116 tỷ đồng lên 47.604 tỷ đồng. Dự án Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng…

Bộ KH&ĐT còn chỉ ra các điểm bất cập của nguồn vốn ODA từ các đối tác song phương, tiêu biểu là vốn vay từ Trung Quốc. Vốn vay ưu đãi của Trung Quốc cho Việt Nam là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác.

Bộ KH&ĐT cho rằng tín dụng ưu đãi của Trung Quốc chỉ phù hợp cho các dự án có nguồn thu trực tiếp, có khả năng trả nợ. Một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư. Do đó bộ này đề nghị trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần xem xét, cân nhắc việc vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Trung Quốc.

Chỉ nên dùng ODA làm vốn mồi

Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ có quan điểm chỉ đạo trong thu hút và sử dụng vốn vay nước ngoài cho phát triển giai đoạn 2021-2025. Theo đó, chỉ cung ứng vốn ODA cho chương trình, dự án cần thiết kế với quy mô đủ lớn để phát huy hiệu quả tối đa, tác động lan tỏa mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển và tích cực đàm phán để tranh thủ tối đa các điều kiện ưu đãi.

Các dự án cần kết hợp hài hoà giữa huy động vay trong nước và vay nước ngoài. Trong đó, vay nước ngoài chỉ nên tài trợ cho nhu cầu đầu tư cần đến ngoại tệ như nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị.
 


Bộ KH&ĐT cho rằng chỉ nên dùng vốn ODA để làm vốn mồi. Ảnh: Lê Hiếu.

Bộ KH&ĐT đề xuất vốn vay ODA và vay ưu đãi chỉ nên chiếm 30-50% tổng mức đầu tư dự án, đóng vai trò vốn mồi, chất xúc tác cho nguồn vốn khác. Ưu tiên sử dụng dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn như giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng, nông nghiệp thông minh, kích thích hoạt động xuất khẩu…

Bộ này đề xuất cần hạn chế sử dụng vốn vay nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu mua sắm nội địa, vì làm tăng nợ công nhưng không cải thiện năng lực trả nợ quốc gia. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị cho chiến lược rút lui, nghĩa là không vay nữa và trả nợ.

Theo đó, Bộ KH&ĐT cho rằng vốn ODA chỉ là kênh huy động ngoại tệ tạm thời. Lợi ích lớn nhất của vốn vay nước ngoài là có nguồn ngoại tệ để tiếp cận công nghệ, tài sản đầu tư và kiến thức chuyên môn tiên tiến. Về lâu dài Việt Nam cần có chiến lược để tiếp cận các yếu tố đó mà không cần ODA. Tức là Việt Nam cần tập trung xây dựng thị trường vốn trong nước, tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.

Theo Hiếu Công - www.news.zing.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo