Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Hà Nội chuẩn bị phương án dự trữ hàng hoá tăng gấp 5 lần

 Thành phố Hà Nội đã đảm bảo dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các tình huống có thể xảy ra...

 Ngày 18/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Ngay sau khi quyết định được ban hành, ở Hà Nội đã có hiện tượng người dân đến một số siêu thị, cửa hàng để mua sắm, tích trữ hàng hoá, lương thực, thực phẩm.

NGUỒN CUNG HÀNG HOÁ TĂNG TỪ 3 ĐẾN 5 LẦN

Ngay trong chiều ngày 18/7, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội về việc đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch covid 19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Mặc dù đang phải đối mặt với một số khó khăn như: nguồn nhân lực, vận chuyển hàng hóa qua địa phận các tỉnh, một số mặt hàng thiết yếu đang phải cung cấp cho các tỉnh phía Nam…, song lãnh đạo Sở Công Thương nhấn mạnh, trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.

Tính đến thời điểm này, Thành phố Hà Nội đã đảm bảo dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các tình huống có thể xảy ra. Các doanh nghiệp phân phối đã chủ động nguồn cung hàng hóa tăng từ 3 đến 5 lần tại các kho hàng và tại các kho ở siêu thị. Các siêu thị và nhà sản xuất cũng cam kết không tăng giá bán vào thời điểm này, không để đứt gãy, thiếu hàng hoá, nhất là hàng hoá thiết yếu cho người dân.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, hiện tại doanh nghiệp đã gia tăng dự trữ hàng hoá thiết yếu với mức tăng từ 30%-50%. Đồng thời, để lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm.

Doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng  phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng có nhu cầu tăng cao.

 
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đi kiểm tra một số điểm bán hàng trong chiều 18/7.
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đi kiểm tra một số điểm bán hàng trong chiều 18/7.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang thực hiện dự trữ hàng hóa theo phương án 5 (phương án dự trữ hàng cao nhất) của Sở Công Thương Hà Nội trong thời gian 03 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (15 mặt hàng thiết yếu) và lượng hàng hóa dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.

ĐẢM BẢO HÀNG HOÁ THÔNG SUỐT

Để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân, Sở Công Thương đã đề nghị các hệ thống phân phối cần chủ động hơn nữa nắm sát tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến trên địa bàn, bám sát chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về công tác phòng chống dịch…

Cũng như có phương án chi tiết thu mua hàng hóa, đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa từ các kho hàng: kho từ các tỉnh đến kho trong địa bàn thành phố, từ kho của Thành phố đến các điểm bán hàng. Đặc biệt quan tâm bố trí nhân lực sắp xếp hàng hóa trên các giá kệ phục vụ nhu cầu của nhân dân, không được thiếu hàng cục bộ, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo antoàn thực phẩm, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt.

Bên cạnh việc phục vụ người dân, các hệ thống bán lẻ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động và người dân thực hiện nghiêm thông điệp 5K về phòng chống dịch, phân luồng, đảm bảo giãn cách tại các điểm bán, đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch cho người lao động,hạn chế tối đa người lao động bị nhiễm dịch để đảm bảo nguồn nhân lực.

Sở Công Thương Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp cho các hệ thống phân phối các doanh nghiệp có nguồn cung thiết yếu của các tỉnh, thành phố và Hà Nội để các doanh nghiệp chủ động kết nối nguồn cung, tăng lượng hàng phục vụ nhân dân. Đồng thời, sẵn sàng huy động 236 xe trưng dụng tại các quận, huyện, cùng với nhà cung cấp đưa hàng kịp thời đến các điểm bán.

Đồng thời, cơ quan  này cũng đề nghị Tổng công ty vận tải Hà Nội hỗ trợ cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội và từ các kho tới các điểm bán trên toàn thành phố. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế hướng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi tham gia vận chuyển hàng hóa đảm bảo lưu thông thuận tiện nhất, giảm chi phí về logistics.

Bộ Công Thương một lần nữa khuyến cáo người dân yên tâm không tích trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đông người đến các hệ thống phân phối nhằm tránh lây nhiễm dịch bệnh. Bộ đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường, phối hợp chặt chẽ với UBND Thành phố Hà Nội, chỉ đạo Sở Công Thương cũng như các doanh nghiệp, các nhà phân phối lớn đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.
Theo VNEconomy

Ban Biên tập VVFC (Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính).

 

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo