Về sự cần thiết, hầu hết các đại biểu Quốc hội đều tán thành với sự cần thiết cần có Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
Về đối tượng áp dụng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, qua ý kiến thảo luận tại tổ và tại hội trường, cơ bản Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội, mở rộng đối tượng như các đại biểu Quốc hội đề xuất, nhưng cũng chỉ mở rộng đối tượng đến doanh nghiệp vừa. Tuy nhiên cũng phải chọn các tiêu chí để đảm bảo khi tổ chức thực hiện sẽ phù hợp, tránh rủi ro.
Bộ trưởng cũng cho biết về các giải pháp đồng bộ chúng ta đã làm, đang làm và sẽ làm. Riêng về tài khóa cũng đã có Nghị định số 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuế đất; giảm 18 các loại phí, lệ phí, có những loại phí giảm rất sâu để góp phần ổn định thị trường; giảm trừ gia cảnh; giảm thuế thu nhập các nhân. Ngoài ra, Bộ cũng báo cáo với Chính phủ về giảm các loại thuế nhập khẩu, một số loại thuế khác đối với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, trong đó có việc hỗ trợ các công nghiệp phụ trợ, giày da, dệt may…
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm.
Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, sẽ trình Chính phủ giảm 50% thuế trước bạ của ô tô để khuyến khích sản xuất oto trong nước, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường về xăng cho nhiên liệu bay của tàu bay, đây chính là hỗ trợ các doanh nghiệp khác, thuộc diện tổn thương nặng, đặc biệt là hàng không.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, việc khắc phục khó khăn do dịch phải thực hiện đồng độ các giải pháp về tài khóa, tiền tệ, thủ tục triển khai phải đơn giản. Trong quá trình quản lý, Bộ sẽ tăng trường quản lý rủi ro, cần thiết vẫn phải thanh tra. Đảm bảo vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhưng khi cần thiết vẫn phải tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Theo Thanh Dương - tạp chí Tài chính
Ban Biên tập VVFC (Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính).