Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Khi vị giám đốc khoát tay rồi bỏ đi gần như chạy

Tôi đặt câu hỏi, liệu ông có kế hoạch tham vọng lọt vào danh sách top những doanh nghiệp lớn của tạp chí Fortune không, nhưng rồi ông ấy bỏ đi như chạy.

LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn "Vì Việt Nam hùng cường" với mong muốn thu nhận từ quý độc giả những ý kiến, bài viết về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng phát triển, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.

Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn tập trung vào thể chế kinh tế. Mời quý vị cùng theo dõi.

Tôi chia sẻ góc nhìn cần giải phóng nguồn lực khổng lồ của khu vực doanh nghiệp nhà nước trong bài viết “Đã giải phóng sức dân, cần giải phóng sức Nhà nước” và "Giải phóng sức Nhà nước để Việt Nam hùng cường" trên Diễn đàn Vì Việt Nam hùng cường của Tuần Việt Nam/VietNamNet.

Trong bài này, tôi muốn đề cập đến một trải nghiệm cá nhân và nêu ra một vài con số với mong muốn phản ảnh thêm bức tranh về khu vực kinh tế này, mà nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguồn lực lớn nhất của quốc gia sẽ thật khó được sử dụng minh bạch, hiệu quả.

Tôi có một trải nghiệm nhỏ với lãnh đạo một tập đoàn kinh tế khi tham dự lễ bàn giao một số doanh nghiệp nhà nước từ các bộ về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gần đây.

Trong suốt buổi bàn giao, vị giám đốc trông trầm ngâm, nghĩ ngợi chứ không tỏ vẻ vui mừng. Sau buổi lễ, tôi gặp riêng và đặt câu hỏi, đã bao giờ ông nghĩ tới việc phát triển doanh nghiệp mình cạnh tranh ở tầm thế giới không, hay thậm chí đặt kế hoạch tham vọng lọt vào danh sách top những doanh nghiệp lớn của tạp chí Fortune.

Tôi nghĩ đó là câu hỏi không dễ trả lời; nhưng vẫn cứ đặt ra vì không dễ có cơ hội tiếp cận những người lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước như ông.

Vị lãnh đạo tư lự khá lâu, và tôi đã khấp khởi là sẽ khai thác thêm được thông tin, nhưng rồi ông khoát tay từ chối và bỏ đi gần như chạy.

Thực tình tôi không bất ngờ trước phản ứng như vậy vì tôi đã gặp nhiều các hành xử tương tự trong nhiều năm nay. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ.

Những dự án công nghiệp lớn của DNNN được quản lý, sử dụng như thế này thì đất nước bao giờ mới thịnh vượng?

Chuyện lớn hơn là số tài sản khu vực này nắm giữ mà ai cũng cho rằng “khổng lồ”, nhưng thực tế là chả có mấy thông tin, số liệu thống kê minh bạch, có thể giải trình.

Còn nhớ hồi giữa năm nay, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã phát hiện ra là đến nay vẫn thiếu một cơ sở dữ liệu thống nhất, đầy đủ, cập nhật về vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cũng như danh mục đầy đủ các doanh nghiệp có vốn đầu tư của chủ sở hữu nhà nước.

Hằng năm, Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ có báo cáo gửi Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề là các báo cáo này lại chứa các số liệu thiếu thống nhất, thậm chí vênh lớn so với các nguồn chính thức khác như Tổng cục Thống kê.

Ngay cả định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước cho đến giờ vẫn không thống nhất. Có văn bản quy định, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có vốn nhà nước 100%, có văn bản thì chỉ 51% vốn nhà nước đã phải kiểm soát như doanh nghiệp nhà nước.... Bên cạnh đó, gần như rất khó tìm được thông tin ở các doanh nghiệp đa sở hữu mà Nhà nước nắm tỷ lệ vốn thiểu số.

Đây là điều vô cùng bất cập. Trong khi các ông chủ của  doanh nghiệp tư nhân nào cũng biết trong túi mình có bao nhiêu tiền, công nợ ra sao, khoản nào phải trả hay phải thu - tức là nắm rất rõ thông tin về tài sản của mình – thì ông chủ Nhà nước lại không nắm được những thông tin nền tảng, sống còn như vậy.

Trong một hội thảo của CIEM cũng đã lâu rồi, họ công bố tổng tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo sổ sách là 148 tỷ USD, nhưng thực tế còn nhiều vì chưa tính tới giá trị sử dụng đất, các nguồn tài nguyên và các lợi thế khác. Nếu cộng thêm tài sản của các doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước thì con số này đã lên tới 275 tỷ USD, tính cả giá trị tài sản của các tổ chức sự nghiệp thì sẽ thêm khoảng 50 tỷ USD...

Mà đó chỉ là số liệu ước tính cho các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nay đã co lại còn vài trăm sau hơn ¼ thế kỷ cải cách, chứ chưa tính được tổng cộng giá trị tài sản của Nhà nước còn lại ở doanh nghiệp.

Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước vẫn đang áp đảo trong rất nhiều ngành nghề.

Xét về quy mô tổng nguồn vốn, doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 79% lĩnh vực khai khoáng; 91% trong lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; 65% trong lĩnh vực cung cấp nước, xử lý rác thải; 80% trong lĩnh vực thông tin, truyền thông... Đó là chưa kể đến các hệ thống cơ sở hạ tầng, kho bãi, mạng truyền tải điện, mạng viễn thông, hệ thống cung cấp xăng dầu, mạng lưới các cơ sở cung cấp tài chính, tín dụng mà các doanh nghiệp này nắm giữ.

Nếu xét riêng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, phần lớn nguồn lực tập trung vào 7 tập đoàn ( đang nắm giữ 66% tài sản; gần 67% vốn chủ sở hữu) và hơn 60 tổng công ty nhà nước khác.

Tuy nhiên, để tạo ra 1 đồng giá trị gia tăng, doanh nghiệp nhà nước đang phải sử dụng nhiều vốn hơn doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước. So sánh với doanh nghiệp khác năm 2017, doanh nghiệp nhà nước chiếm 29% nguồn vốn kinh doanh nhưng chỉ tạo ra 16% doanh thu thuần, theo CIEM.

Đó là chưa kể, các doanh nghiệp này đang hoạt động trong các lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp như khai thác tài nguyên hay những lĩnh vực mà họ chi phối hoàn toàn như viễn thông, năng lượng.

Kết quả này cho thấy, khu vực này đem lại được cho nền kinh tế kết quả không tương xứng với  nguồn lực nắm giữ.

Theo tính toán của CIEM, nếu tăng hiệu quả sử dụng khối tài sản này thêm 1%, thì phần giá trị gia tăng lợi nhuận từ phần vốn nhà nước có thể tương đương từ 0,8-0,9% GDP hàng năm. Chuyện tăng trưởng cao mà các nhà lãnh đạo vật vã những năm nay là trong tầm tay nếu hiện thực hóa được những con số này.

Tôi vẫn nhớ cuôc trò chuyện không thành với vị lãnh đạo tập đoàn hôm đó. Quả thực, ông không thể trả lời câu hỏi theo cách cụt lủn “có” hoặc “không”. Với vẻ mặt đăm chiêu, tư lự hôm đó có thể ông có nhiều tâm tư, nhưng chắc là phải cần nhiều thời gian, thậm chí là bản lĩnh mới chia sẻ những tâm tư đó.

Theo Ánh Trần - www.vietnamnet.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo