Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Giá điện vừa tăng, giá xăng phải giữ: DN mới lỗ 1 tý có gì ầm ĩ

Đại diện Bộ Công Thương cho rằng: Có thể tại thời điểm này DN lỗ, nhưng thời điểm khác lãi và cả năm có thể lãi. Không thể vì lỗ ở thời điểm này mà đổ cho điều hành.

Trao đổi với báo chí chiều 27/3 xung quanh vấn đề cung ứng và điều hành giá xăng dầu, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thừa nhận sau khi nguồn cung từ Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn gặp trục trặc, Bộ Công Thương đã họp với các DN đầu mối tìm cách nhập khẩu để bù đắp.

Theo vị này, thông thường DN phải ký hợp đồng trước 45 ngày nhưng xảy ra đột xuất nên nhiều lô hàng phải nhập từ Hàn Quốc với giá cao hơn, thậm chí là nhập từ thị trường khác với thuế suất cao hơn, để đảm bảo lượng hàng cung ứng cho thị trường trong nước, đồng thời đảm bảo nguồn xăng dầu dự trữ trong vòng 30 ngày theo Nghị định 83.

“Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty Dầu Việt Nam  (PVOil) giai đoạn này lỗ nhưng thực hiện nhiệm vụ chính trị nên họ vẫn phải nhập để bán hàng ra”, ông Đông nói.

 

Nhiều ý kiến doanh nghiệp cho rằng do giá xăng không được tăng giá nên càng nhập càng lỗ.

Đáp lại, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước nói rằng: Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu là đảm bảo tôn trọng nguyên tắc thị trường và có sự điều hành của Nhà nước, hài hòa lợi ích của người dân, DN và Nhà nước. DN ở đây có DN sản xuất và DN phân phối, tức các đầu mối. Trong khi điều hành thì bám sát các mục tiêu vĩ mô của nhà nước như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chúng tôi làm việc thế này đều có xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng xem xét quyết định việc điều hành giá xăng dầu.

“Quan điểm của chúng tôi là làm gì cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên hết, đặt lợi ích cuả người dân, người tiêu dùng lên trên hết chứ không phải chỉ vì lợi ích DN”, ông Trần Duy Đông giải thích và nói thêm “tất nhiên, lợi ích của DN chúng ta cũng phải cân đối, đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, DN và Nhà nước”.

Có thời điểm ưu tiên lợi ích của đất nước, của người tiêu dùng hơn lợi ích DN; có thời điểm lợi ích DN dc ưu ái hơn nhưng về tổng thể bao giờ cũng phải điều hành. Làm chính sách bao giờ cũng ưu tiên số đông và đảm bảo các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ.

Đại diện Vụ thị trường trong nước cũng giải thích việc kỳ điều hành ngày 18/3, giá xăng dầu thế giới lên cao nhưng liên Bộ Công Thương – Tài chính vẫn giữ nguyên giá xăng bằng cách xả Quỹ bình ổn giá với xăng lên đến 2.800 đồng/lít.

Một thông báo của cây xăng hết RON 95.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu mới nhất ngày 18/3 có đặc thù là giá điện hơn 2 năm mới tăng và tăng 8,36% từ ngày 20/3 nên Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng chính phủ quyết định. Lẽ ra 3h chiều là có thông tin điều hành giá xăng dầu nhưng ngày 18/3 phải 8h tối mới có vì 5h30 Phó Thủ tướng còn chủ trì 1 cuộc họp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và quyết định giữ nguyên giá xăng dầu.

“Các vấn đề DN phản ánh Bộ Công Thương đều rõ, cũng đúng nhưng chỉ 1 phần. Không chỉ vì lợi ích một vài DN mà vì người dân, lợi ích của quốc gia, đất nước, không phá vỡ mục tiêu của Nhà nước là kiểm soát CPI dưới 4%”, lãnh đạo Vụ thị trường trong nước nói.

Quỹ bình ổn giá đặt tại một số DN đang âm. Nhưng lãnh đạo Vụ thị trường trong nước cho rằng:  Suy cho cùng, Quỹ Bình ổn (là tiền của người tiêu dùng) có lúc DN dương cho nên bản thân các DN cũng phải chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước. Tiền không phải của DN mà là tiền người tiêu dùng nên giả sử có âm một chút thì DN chia sẻ chung với Nhà nước. Tất nhiên, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã tính đến phương án để Quỹ Bình ổn giá xăng dầu an toàn hơn, cao hơn con số hiện tại trong thời gian tới.

Nhắc đến trách nhiệm xã hội, nhiệm vụ chính trị của các DN xăng dầu như Petrolimex và PVoil, ông Đông cho rằng: Có thể tại thời điểm này DN lỗ, nhưng thời điểm khác lãi và cả năm có thể lãi. Không thể vì lỗ ở thời điểm này mà đổ cho điều hành nhà nước. Lợi ích của DN là của cả năm. Điều hành xăng dầu của nhà nước hài hòa lợi ích DN, người dân, Nhà nước.

“Nguyên tắc xuyên suốt làm chính sách vĩ mô là phải ưu tiên lợi ích số đông, đôi khi ưu tiên lợi ích đất nước, người dân, mọi chính sách hướng đến người tiêu dùng, người dân nhiều nhất”, ông Đông nói.

Trước đó, trả lời PV.VietNamNet, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng: Cách điều hành như vậy làm cho giá xăng dầu không phản ánh đúng giá thật, không đúng giá thị trường, mang tính hành chính can thiệp vào kinh doanh của DN. Ngoài ra, điều này làm cho DN nhỏ khốn khổ vì quỹ bình ổn giá, DN bị âm quỹ.

“Kinh tế thị trường làm gì có chuyện dùng một công cụ bí mật để can thiệp thị trường. Tôi cho Quỹ bình ổn giá là một công cụ bí mật của nhà điều hành, nên bỏ đi. Hiệp hội đã kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn giá khi xây dựng Nghị định 83 nhưng không ai nghe, không phản hồi.”, ông Ruệ nói thẳng “Quỹ bình ổn giá thực chất cũng là tiền của dân góp vào”.

Ông Phan Thế Ruệ cho rằng: Điều hành xăng dầu bao giờ cũng phải bảo vệ 3 lợi ích: Lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và  nhân dân. Lúc nào đó Nhà nước phải hy sinh lợi ích của mình. Lúc nào đó, DN phải hy sinh còn lúc nào đó người tiêu dùng phải hy sinh nhưng tổng thể không được làm mất cân đối đó đi. Khi làm mất cân đối 3 lợi ích thì thị trường hỏng.

“Đừng có dùng biện pháp hành chính để can thiệp vào 3 lợi ích này, để cho nó hoạt động theo cơ chế thị trường”, ông Ruệ góp ý.

Theo Lương Bằng - www.vietnamnet.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính


Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo