Chỉ đạo này được đưa ra trên cơ sở ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội tại Phiên họp ngày 18/7 trước đó. Báo cáo sau khi được Bộ Tài chính hoàn thiện sẽ gửi lên Bộ Tư pháp để tổng hợp vào đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/3/2019.
Trước đó, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít. Cụ thể, khung thuế Bộ Tài chính đề xuất là 3.000-8.000 đồng/lít, cao gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (1.000-4.000 đồng/lít).
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tạo ra nguồn thu ngân sách rất lớn.
Mỗi lít xăng đang gánh 3.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.
Khung thuế với dầu diesel được đề xuất là 1.500-4.000 đồng/lít, gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (dầu diezel từ 500-2.000 đồng/lít).
Bộ Tài chính cho biết: Số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục tăng qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016.
Cụ thể, tổng thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016 là gần 106 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, số thu thuế bảo vệ môi trường từ 2011 đến nay tăng vọt. Năm 2011 số thu chỉ là hơn 11.000 tỷ, thì đến 2016 đã tăng lên hơn 44.323 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 1,36-4,27% tổng thu ngân sách nhà nước.
Nếu một ngày nào đó thuế môi trường với xăng dầu được đẩy lên kịch trần như đề xuất của Bộ Tài chính, ngân sách sẽ thu được hơn 100.000 tỷ đồng/năm.
Mới đây, đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, trong đó xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên "kịch khung" 4.000 đồng/lít cũng bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội "bác bỏ".
Theo H.Duy - www.vietnamnet.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính