Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Người Việt chi hàng tỷ đô la mua nhà ở nước ngoài bằng cách nào?

Mua nhà ở nước ngoài với mục đích định cư, du học hoặc đầu tư đang trở thành một trào lưu trong giới nhà giàu Việt, tuy nhiên, vấn đề thủ tục pháp lý, chuyển tiền…khiến việc giao dịch khá phức tạp.


Mới đây, con số hơn 3 tỷ USD mà người Việt đã chi ra để mua nhà ở Mỹ từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 do Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) vừa công bố khiến nhiều người khá bất ngờ. Con số này đưa Việt Nam lọt vào top 10 nước có người mua nhà nhiều nhất tại Mỹ.

NAR là một trong những hiệp hội kinh doanh lớn nhất ở Mỹ với 1,2 triệu thành viên là các nhà môi giới, cố vấn, nhân viên bán hàng, quản lý tài sản…báo cáo của NAR dựa trên cuộc khảo sát của các thành viên. Do đó, con số mà NAR đưa ra có thể chỉ phản ánh đúng một phần, có thể cao hơn và cũng có thể thấp hơn.

Nhưng, điều đó cũng đủ cho thấy xu hướng người Việt mua nhà ở Mỹ và ở nước ngoài ngày càng tăng lên. Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cengroup, qua thống kê cho thấy hiện người Việt mua nhà ở nước ngoài còn cao hơn cả người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, qua khảo sát ở một số công ty đang triển khai dịch vụ tư vấn và môi giới, cho thấy mỗi năm chắc chắn có hơn 1000 giao dịch.

Cũng theo ông Hưng, hiện nay chuyện di cư kèm đó là mua và sở hữu nhà ở nước ngoài nổi lên như một làn sóng thứ 3, tuy nhiên, do có nhiều vấn đề phức tạp nên xu hướng này vẫn đang diễn ra khá âm thầm.

Vì thế, muốn mua bất động sản ở nước ngoài an toàn thì người Việt cần lưu ý đến khá nhiều vấn đề, đặc biệt là các thủ tục pháp lý. Mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đa số người Việt vẫn chi tiền tỷ để đạt được mục đích chính là cư trú bên cạnh mục tiêu khác là đầu tư và du học cho con cái.

Luật pháp Việt Nam không cấm người dân mua tài sản ở nước ngoài, tuy nhiên, vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài lại có hạn chế, luật hiện hành chưa cho phép người dân chuyển tiền ra nước ngoài với mục đích mua nhà. Do vậy, thị trường đã xuất hiện nhiều “chiêu” lách luật, tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Thông thường, phương thức phổ biến nhất mà người Việt áp dụng, đó là chuyển tiền cho người thân hoặc con cái đang du học và sử dụng tiền đó thanh toán tiền mua nhà.

Ngoài ra, cá nhân người Việt có thể tham gia vào các dự án ở nước ngoài, để thực hiện mục đích đầu tư ra nước ngoài, và chuyển tiền ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam còn xuất hiện dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài không chính thống. Dịch vụ này thường có ở một số cửa hàng thu đổi ngoại tệ không chính thống như tại phố Hà Trung (Hà Nội), bằng cách khách hàng ở Việt Nam chuyển tiền cho họ, thì người nhà ở nước ngoài sẽ nhận được khoản tiền tương đương bằng USD ngay chỉ sau 1-2 tiếng qua một đối tác ở địa phương. Dịch vụ này thường có mức phí khoảng 3%.

Tuy nhiên, các dịch vụ chuyển tiền không chính thống thường chứa đựng nhiều rủi ro. Không phải ai cũng chuyển tiền suôn sẻ, không ít người đã mất trắng vì những dịch vụ chuyển tiền như vậy.

Vì việc giao dịch mua BĐS ở nước ngoài khá phức tạp, nên nhiều chuyên gia khuyên người mua cần sử dụng luật sư riêng, các nhà tư vấn và môi giới chuyên nghiệp để đảm bảo việc giao dịch thành công. Luật sư sẽ bảo vệ quyền lợi và thông báo mọi việc cho khách hàng. Tuy vậy, việc này cũng rất tốn kém. Theo ông Phạm Thanh Hưng, mức phí tư vấn pháp lý mua nhà ở nước ngoài rất cao lên tới 30% giá trị BĐS đó.

Bên cạnh mục tiêu cư trú, thì giới nhà giàu Việt mua nhà ở nước ngoài còn kết hợp cả mục đích đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý rất kỹ đến tính thanh khoản và xem xét đến yếu tố biến động tỷ giá.

Nếu tỷ giá biến động lớn thì cũng sẽ ảnh hưởng đến việc mua nhà. Hơn thế nữa, do động tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng đến các chi phí thế chấp (nếu bạn thế chấp ở nước ngoài và có nguồn thu nhập trong nước). Do đó, việc mua bán nhà ở nước ngoài cần có các chuyên gia chuyên môn tư vấn.

Việc đầu tư bất động sản ở nước ngoài cũng phải rất lưu ý đến lợi nhuận, nếu có lợi nhuận lớn thì đồng nghĩa bạn cũng sẽ đối mặt với rủi ro cao. Vì thế, hãy cẩn trọng với đặc điểm của loại bất động sản đó.

 

Theo Nhật Minh- Trí thức trẻ
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính.

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo