Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Xử nợ xấu 'tắc' vì vay hàng trăm tỉ, tài sản thế chấp chỉ hàng trăm triệu

Bộ Tư pháp vừa có văn bản báo cáo Quốc hội giải thích vì sao được trao cơ chế đặc thù trong xử lý nợ xấu nhưng vẫn tắc, kết quả thi hành án với các khoản nợ vẫn thấp, thậm chí còn giảm so với 2017.

Cơ chế "đặc thù" vẫn chưa phải thuốc đặc trị nợ xấu.
ẢNH NGỌC THẮNG
 

Không tìm thấy tài sản thế chấp
Trước đề nghị tha thiết của Ngân hàng Nhà nước, tháng 6.2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, với nhiều thủ tục rút gọn và trao thêm thẩm quyền cho các tổ chức này, nhưng đến tháng 9 năm nay mới thi hành được 3.076 việc, đạt tỷ lệ 12,85%, thu được 19.434 tỉ đồng, đạt tỷ lệ 19,36%.
Bộ Tư pháp liệt kê 6 nguyên nhân “khách quan” lý giải nguyên nhân kết quả thi hành án đạt tỉ lệ thấp và giảm so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có nguyên nhân lỗi của ngân hàng, sự chồng chéo của pháp luật.
Theo đó, nhiều ngân hàng thẩm định giá tài sản thế chấp trước khi cho vay cao hơn nhiều lần so giá thẩm định khi kê biên đấu giá, hay tài sản thực tế không đúng. Đơn cử, vụ Hiệp Long (tỉnh Quảng Ngãi) phải thi hành án cho Ngân hàng Phát triển (VDB) là 186 tỉ nhưng định giá tài sản thế chấp là 61 tỉ, đã giảm giá 21 lần chưa bán được;...
Riêng vấn đề tài sản thực tế không đúng, theo báo cáo của Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Ninh Bình, hiện có 5 việc tài sản thế chấp là xe ô tô, máy xúc, máy đào chưa xác định được tài sản; Cục THADS tỉnh Bình Dương có 2 sự việc, Cục THADS tỉnh Cà Mau có 2 việc tương tự; Cục THADS tỉnh Hòa Bình có 4 việc thi hành án tài sản thế chấp là động sản, nhưng đến giai đoạn thi hành án, tài sản không còn;...  Cục THADS TP.Hà Nội có vụ Tạ Minh Tuấn phải thi hành án cho VPBank hơn 6 tỉ tài sản thế chấp là 2 xe ô tô, nhưng không xác minh được xe ở đâu.
Cùng với đó, có hiện tượng nhiều tài sản thế chấp là nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, có mồ mả trên đất (như trường hợp tại Kiên Giang, ngân hàng nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, trên đất có 14 ngôi mộ không rõ lai lịch); tài sản ở vị trí bất lợi trong giao dịch, dẫn đến khó xử lý, việc thi hành án kéo dài;...
Lý do thứ hai là ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án còn chưa cao, phần lớn người phải thi hành án tím cách trốn tránh, chây ỳ, chống đối quyết liệt, như thay đổi liên tục người đại diện, thay đổi địa chỉ, trốn tránh không làm việc, thậm chí lợi dụng thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản, khiếu nại tố cáo, khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án.
Nguyên nhân thứ ba là sự bất cập, chồng chéo, chưa rõ ràng của pháp luật có liên quan như: chưa cụ thể thủ tục thi hành án khi có liên quan đến biện pháp ngăn chặn (các đại án ngân hàng); việc xử lý tài sản hình thành trong tương lai, các dự án còn chưa có tính khả thi (các vụ việc thế chấp là dự án không xử lý được: vụ việc Công ty TNHH HACO Huế thế chấp dự án khu du lịch cho Agribank số tiền hơn 22 tỉ nhưng khi tổ chức thi hành án đã ngừng hoạt động, tài sản hư hỏng không đủ chi phí cưỡng chế); quy định về mức lãi phạt, lãi chậm thi hành án trong bản án không rõ; chưa thống nhất bảo vệ người mua trúng đấu giá.
Công an không phối hợp bảo vệ, khó cưỡng chế tài sản
Nguyên nhân thứ tư, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, là phối hợp giữa các bên như với tòa án, chính quyền địa phương, Công an trong bảo vệ cưỡng chế, xử lý hình sự hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án được cho là không cao. Đơn cử, vụ việc Công ty TNHH Công Thành (Bình Phước) thi hành án cho Sacombank đã xử lý tài sản bán đấu giá thành, nhưng chưa giao được tài sản do Công an không phối hợp bảo vệ cưỡng chế giao tài sản ...
Nguyên nhân thứ 5 được liệt kê là tâm lý e ngại của người dân mua tài sản thi hành án, vì hầu hết họ cho rằng tài sản bị xiết nợ là không may mắn; tài sản không “sạch”, lo ngại chậm được giao tài sản; không thực hiện được thủ tục chuyển nhượng do vướng các khoản nợ thuế của người phải thi hành án có liên quan đến đất… nên nhiều tài sản không bán được, phải giảm giá nhiều lần, thậm chí đến lần thứ 18 vẫn không có người mua (số liệu 10 tháng cho thấy có 2.856 việc với 4.534 tỉ bán nhiều lần không thành trong đó số bán 3 lần trở lên là 1917 việc với 2.675 tỉ), vụ Công ty Việt Nhật Quang (Phú Thọ) bán lần thứ 18 chưa có người mua.
Nguyên nhân cuối cùng, theo báo cáo, là số lượng việc, tiền tăng cao hàng năm, gây áp lực lớn cho Chấp hành viên (nhất là ở các thành phố lớn) trong khi thủ tục THADS còn chưa thực sự tinh gọn, dẫn đến tiến độ thi hành án bị chậm.
Bộ Tư pháp dẫn ví dụ, 10 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, bình quân mỗi chấp hành viên phải giải quyết 394 việc, tương ứng với số tiền trên 36 tỉ đồng; tỉnh Bình Dương mỗi chấp hành viên giải quyết 393 việc tương ứng với trên 96 tỉ đồng; TP.HCM mỗi chấp hành viên giải quyết 312 việc tương ứng với trên 202 tỉ đồng;...
Về nguyên nhân chủ quan từ phía cơ quan THADS, báo cáo của Bộ Tư pháp nêu “khiêm tốn” trong 6 dòng: một số thủ trưởng cơ quan THADS (nhất là cấp huyện) chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm thu hồi nợ xấu, chưa tích cực chủ động mà phó mặc cho chấp hành viên; một số chấp hành viên còn chậm tổ chức thi hành án, hoặc cố tình trì hoãn việc tổ chức thi hành án, chưa kiên quyết áp dụng các quy định của pháp luật để tổ chức thi hành án, để việc thi hành án kéo dài.
Báo cáo cũng chỉ ra, việc triển khai theo Nghị quyết 42 của Quốc hội và các văn bản liên quan cũng có vướng mắc như: trường hợp các tổ chức tín dụng không đồng ý trích tiền hỗ trợ thuê nhà ở theo điều 125 luật THADS nên cơ quan THADS không bố trí được chỗ ở cho người phải thi hành án, Ban Chỉ đạo THADS, chính quyền địa phương, cơ quan công an không đồng tình việc cưỡng chế thi hành án do không đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; do không cưỡng chế huy động lực lượng được nên không chi được tiền cho Ngân hàng.
Tại Chi cục THADS huyện Hoài Đức hiện có 44 vụ việc chưa giao được tài sản với giá trị 109 tỉ trong đó có lý do này...
Nghị quyết ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng trước án phí nhưng không có cơ chế xử lý tiền này, khiến cho việc thi hành án khoản chủ động thi hành án phí chưa có giải pháp tháo gỡ, dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước, tồn đọng án.
Theo Vũ Hân - www.thanhnien.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính.

 

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo