Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Công ty thẩm định giá VVFC tham dự Tọa đàm “Ngăn chặn thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý tài sản công”

Ngày 13/5/2017, báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Ngăn chặn thất thoát, lãng phí trong công tác quản lý tài sản công” nhằm trao đổi, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý… trong triển khai và hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản công; đồng thời làm rõ vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của nhân dân nhằm thực thi luật, hạn chế thất thoát và lãng phí trong quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia.

Khách mời tham gia Tọa đàm gồm:
- PGS- TS Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH;
- TS Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH;
- Ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính;
- Ông Vũ An Khang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Định giá và dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC).

 
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Với sự tham gia của ĐBQH, chuyên gia, nhà quản lý và các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến đa chiều, trách nhiệm về vấn đề nóng bỏng này. Chính vì vậy, cuộc tọa đàm cũng nhận được sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí trong đó có phóng viên Báo tuổi trẻ, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí Kiểm toán, Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình QH…

Tọa đàm đã đề cập đến các nội dung như khái niệm tài sản công; Việc quản lý, sử dụng tài sản công được quy định trong hệ thống pháp luật hiện nay như thế nào; Trong thực tế triển khai, việc quản lý tài sản công có gì  khác với việc quản lý, sử dụng các loại hình tài sản khác; Đánh giá về công tác quản lý tài sản công thời gian qua, trong đó đâu là những mặt được và đâu là những vấn đề còn tồn tại, hạn chế; Nguyên nhân chính của những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng tài sản công; và cuối cùng là vấn đề làm sao để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài sản công nhằm phát huy nguồn lực của đất nước.

Dưới góc độ đơn vị tư vấn định giá/ thẩm định giá tài sản, ông Vũ An khang - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam cho rằng việc định giá tài sản công của các đơn vị tư vấn phải bám sát theo quy định, trong khi mỗi Bộ có quy định riêng: Bộ Tài chính có quy định về thẩm định giá. Bộ Xây dựng quy định về định giá bất động sản; Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định giá đất… Hiện vẫn có những quy định còn chồng chéo.

Liên quan đến việc sử dụng, quản lý tài sản công còn gây lãng phí, Ông cho rằng có nhiều nguyên nhân. Quản lý tài sản công không chỉ riêng ở Bộ Tài chính mà nhiều Bộ đều quản lý. Bộ Tài chính thực chất quản lý tài sản công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là chính, khối doanh nghiệp, hay khối khác do cơ quan khác quản lý. Ví dụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường  quản lý tài sản công rất lớn là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, đất đai, nước… Các Bộ khác như: Bộ Thông tin và Truyền thông tưởng chừng như không có tài sản công nhưng có tài sản là hạ tầng cơ sở, đường truyền cáp quang, băng tần… Nên mở rộng tài sản công không chỉ ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, ngay cả khâu đầu tư, doanh nghiệp nhà nước đầu tư không hiệu quả, thất thoát hàng chục nghìn tỷ là lỗi ở đâu? Quản lý đất đai cũng được nói đến nhiều. Một đơn vị được quyền thuê đất, mang quyền thuê đất sử dụng không hết đi đầu tư liên doanh và cho thuê thì tiền đấy ai thu? Đây là khoản tiền nhà nước bị thất thoát vô cùng lớn. Chính sách thì có rồi, trong đó có đấu giá quyền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất… nhưng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các dự án lớn. Khoáng sản cũng vậy, anh được nhận mỏ nhưng chưa làm gì thì “anh” chuyển nhượng cho người khác, tự dưng có hàng chục tỷ. Về chuyển nhượng quyền khai thác mỏ theo quy định là phải có đấu giá nhưng không thực hiện, do vậy, cơ chế xin - cho hiện vẫn là vấn đề bất cập.

Quy định thì chặt chẽ, nhưng thực tế đầu tư những dự án lớn của nhà nước phần lớn vượt so với định mức, kéo dài thời gian, đến khi quyết toán thì thông thường tổng mức đầu tư tăng lên rất nhiều. Tiền lấy đâu ra? Ngân sách lại phải gánh chịu.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do văn bản quy phạm pháp luật chưa phủ hết. Cần phải nắm rõ được thực trạng thì văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta mới lấp được “lỗ hổng” trên thực trạng đó, phân tích kẽ hở nào của pháp luật để bị lợi dụng, thì kẽ hở đó phải lấp đi. Phải cập nhật thường xuyên và giám sát thường xuyên. Công tác triển khai, khi nào phải đấu giá, đấu thầu thì phải thực hiện nghiêm túc. Cùng với đó, thuê đơn vị tư vấn độc lập thực hiện đấu giá tài sản cần mua sắm tránh sự lãng phí...

Kết thúc Tọa đàm, Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Thắng kết luận, có thể thấy, chúng ta đã có rất nhiều luật liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn Luật... Những lo ngại trong hệ thống pháp luật hiện hành còn những "lỗ hổng", đặc biệt là chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm hay chưa cụ thể hóa đối với từng loại tài sản; Việc xác định trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự hay kinh tế khi vi phạm xảy ra còn lúng túng...

Quốc hội đang xem xét, sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với mục tiêu quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí và khai thác nguồn lực từ tài sản công để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở giải pháp lập pháp, ban hành, sửa đổi luật mà còn ở giải pháp thực thi, trách nhiệm quản lý của cá nhân, đơn vị được giao quản lý và sử dụng tài sản công.

Những thông điệp về phân tích chính sách dưới góc nhìn của các nhà quản lý, nhà lập pháp và các chuyên gia góp phần đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, trực tiếp hơn là việc hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm việc sử dụng tài sản công đúng mục đích, thiết thực, vì lợi ích quốc gia.

Một số hình ảnh về Tọa đàm: 

 

Ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính


TS Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH

 

PGS- TS Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của QH


Ông Vũ An Khang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc
Công ty Cổ phần Định giá và dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC)

 
 
* Ban biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính
Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo