Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

[Hướng đi cho công nghiệp Việt Nam] (Bài 2) Thực trạng buồn!

Nếu không có ngành luyện kim phát triển thì không mong mỏi một nền công nghiệp chế tạo tân tiến, đó là sự thật!

Nếu từng học địa lý kinh tế Việt Nam thì chắc chắn đã từng nghe qua cụm từ “ngành công nghiệp mũi nhọn”, “công nghiệp trọng điểm”, với người học thường hiểu theo nghĩa quy nạp chung chung là “những ngành quan trọng”.

Mấy thập kỷ đổi mới, kết quả rất rõ, nhưng vẫn phải nói rằng, chừng đó là chưa đủ để “bắt kịp”, “sánh bằng”…, đến bây giờ khó ai tìm được đâu là ngành công nghiệp mà Việt Nam vượt trội so với khu vực và thế giới, nếu không muốn nói - phải dẫn đầu vì chúng ta hầu như có đủ mọi điều kiện để tạo dựng.

Tôi lấy ví dụ, ngành khai khoáng và luyện kim, cái cần nhất của ngành này là tài nguyên có sẵn dưới lòng đất - nước ta không thiếu, một vài loại có trữ lượng lớn thuộc top thế giới như boxit, sắt, kẽm, thiếc, than…

Nhưng hiện nay đến cái kim, lưỡi dao cạo râu, bấm móng tay… phải nhập phôi về gia công thành phẩm vì sản xuất những cái này yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao. Đó là những chuyện tưởng chừng rất nhỏ, song đặt ra vấn đề vô cùng lớn.

Lớn ở chỗ, khi ngành luyện kim (đặc biệt luyện kim màu) kém cỏi thì nền công nghiệp phụ trợ không thể nào phát triển được. Từng có câu chuyện xôn xao Việt Nam không thể sản xuất được con ốc, vít - cứ cho là thông tin này chưa chính xác, nhưng nếu sản xuất được mà giá thành cao hơn Trung Quốc, Thái Lan thì phỏng có ý nghĩa gì?

Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu, khái niệm “sản xuất đươc” phải hiểu theo nghĩa là có khả năng trình độ công nghệ sản xuất được sản phẩm, đồng thời sản phẩm phải mang tính cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường.

Ngành luyện kim Việt Nam hiện rất lạc hậu (Hình minh họa)

Ngành luyện kim Việt Nam hiện rất lạc hậu (Hình minh họa)

Nhiều người ngạc nhiên vì tuổi thọ vắt qua mấy thế kỷ của những công trình bằng thép như cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế) hay tháp Eiffel (Pháp)… đó là sản phẩm của ngành luyện kim xuất sắc của nước Pháp, họ tạo ra loại thép siêu bền, đến bây giờ kỹ thuật nội địa chưa đủ sức tạo ra sản phẩm tương tự.

Nếu không có ngành luyện kim phát triển thì không mong mỏi một nền công nghiệp tiên tiến, đó là sự thật. Vì hầu hết các ngành kinh tế thông dụng nhất đều sử dụng sản phẩm của luyện kim đen; trong khi đó luyện kim màu cung cấp nguyên liệu cho lĩnh vực chế tạo máy, sản xuất ôtô hay kỹ thuật điện, viễn thông…

Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, nhờ tiến bộ vượt bậc trong ngành luyện kim nên Nhật Bản trở thành nước sản xuất ôtô hàng đầu thế giới. Hàn Quốc cũng đi theo con đường tương tự...

Có kinh nghiệm từ lịch sử lâu dài và tài nguyên dồi dào, đáng lẽ ra, Việt Nam đã là cường quốc luyện kim mới phải. Câu chuyện lại dẫn chúng ta đến với cơ chế chính sách.

Có mấy nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, nhiều năm chạy theo tăng trưởng bằng “lượng” đáp ứng “chỉ tiêu giao khoán” nên bán thô tài nguyên là thứ dễ kiếm tiền nhất, đặc biệt đối với than, sắt, dầu mỏ có từ thời Pháp thuộc.

Thứ hai, bao cấp ngành luyện kim lâu năm khiến ngành này què quặt, mất hết động lực đổi mới sáng tạo, thậm chí dẫn đến thua lỗ, phá sản như gang thép Thái Nguyên, Vinachem…

Thứ ba, các trung tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu phát minh ứng dụng trong ngành luyện kim hầu như trống trơn, thật sự Việt Nam không có nhiều chuyên gia tiếng tăm trong lĩnh vực này.

Thêm một nguyên nhân mang tính chất “địa chính trị” nhưng không kém phần quan trọng, đó là ở gần Trung Quốc - chúng ta quá quen với việc có một nhà cung ứng sản phẩm luyện kim vừa rẻ, vừa phong phú, lâu dần nảy sinh tâm lý ỷ lại dẫn đến phụ thuộc.

Ngành công nghiệp nội địa đa phần sử dụng công nghệ lạc hâu

Ngành công nghiệp nội địa đa phần sử dụng công nghệ cũ kỹ (Hình minh họa)

Nhiều người lấy con số tăng lên của tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế để minh chứng cho nền công nghiệp nước ta “không đến nỗi nào” - không sai, nhưng sự thật không phản ánh hoàn toàn ở các báo cáo mang tính vĩ mô.

Bê bối của Khaisilk hồi năm ngoái phần nào hé lộ góc khuất trong ngành công nghiệp truyền thống, hiện nay người Việt Nam không còn giữ được những gì gọi là thế mạnh trong quá khứ, đó là ngành công nghiệp tơ tằm, vải vóc - nó xứng đáng để biến thành sản phẩm được thế giới trầm trồ ngưỡng mộ chứ!

Vì sao Việt Nam không trở thành trung tâm nguồn cung nguyên liệu may mặc chất lượng cao, mà là trở thành nơi gia công quần áo, giày dép khổng lồ về “lượng” nhưng hạn chế về “chất”. Thậm chí chúng ta không thể học hỏi gì thêm nếu chỉ gia công.

Vì sao người Hà Lan trồng hoa mà trở nên nổi tiếng, chiếm hết thị phần hoa toàn cầu? Vì họ xem hoa là ngành công nghiệp thật sự, họ không đứng núi này trông núi nọ, họ không “đẽo cày giữa đường” như chúng ta…

Hoặc, đất nước Peru xa xôi chỉ hầu như chỉ có biển, và họ biết cách xoay xở để trở thành cường quốc ngư nghiệp hàng đầu thế giới, vì họ không bị cuốn theo mô hình của bất kỳ ai.

Nhìn về các cuộc cách mạng công nghiệp, luôn có một điểm chung đó là hàng loạt phát minh mới được công bố trước mỗi cuộc cách mạng - hay nói cách khác chính phát minh sáng tạo là “bà đỡ” cho công nghiệp.

Khoa học chưa phát triển thì không thể nào có kỹ thuật tiên tiến, mong chờ nước ngoài chuyển giao công nghệ là lạc quan tếu - vì không ai dại dột cho không biếu không “bí quyết hùng cường” - nếu có, đó là thứ lạc hậu rách nát đã bỏ đi.

Kết quả, chúng ta hầu như phụ thuộc vào ngành “công nghiệp đạp chân” và các doanh nghiệp FDI. Dĩ nhiên, gia công lắp ráp từng là xu thế (khát khao) của các nước đang phát triển, nhưng nó chỉ có tác dụng thời điểm nhất định. Vì lợi thế dân số trẻ, giá lao động rẻ, tài nguyên… không phải là đại lượng vô hạn.

Việt Nam là cường quốc gia công quần áo (Hình minh họa)

Việt Nam là "cường quốc gia công quần áo, giày dép" (Hình minh họa)

Vậy nên, bây giờ chúng ta mong muốn trở thành “công xưởng thế giới” có còn phù hợp? Khi mà bài học Trung Quốc là nhãn tiền, môi trường ô nhiễm, khoảng cách giàu nghèo nới rộng, nghiêm trọng hơn là thực lực của nền kinh tế sẽ ra sao khi các doanh nghiệp nước ngoài rút đi và để lại khoảng trống?

Ông Nhậm Chính Phi, CEO Huawei phải thừa nhận: “Mỹ đã phát triển công nghệ cách đây 1 đến 2 thế kỷ, trong khi Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp, Mỹ giống như nước ở thượng nguồn chảy về hạ nguồn”.

Phát triển công nghiêp phải bắt đầu từ những thứ nhỏ bé nhất như cây kim, sợi chỉ, cái bấm móng tay… vì ngành này có tính kế thừa cao độ. Nên chỉ tập trung vào một số ngành, với thái độ kiên trì, loại bỏ tư duy nhiệm kỳ.

Còn tiếp…

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo