Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Lo giá điện dồn nén rồi... nổ

Nếu nhanh nhạy, dự báo chính xác thì Việt Nam vẫn có thể cho giá điện điều chỉnh cuối năm 2018. Việc không tăng giá điện sẽ khiến giá mặt hàng này dồn nén vào các năm sau.

Đây là vấn đề khiến chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lo lắng khi nói về kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2019.

- Thưa ông, điểm sáng trong điều hành chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2018 là gì?

Ông Ngô Trí Long: Đây là năm thứ 3 liên tiếp ta đạt được kiểm soát lạm phát dưới 4%, thực hiện được mục tiêu Quốc hội đề ra. Cụ thể, năm 2018, Quốc hội quyết định mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân ở mức 4%. Ta đạt 3,54%, như vậy là dưới mục tiêu đề ra.

Từ đó ta thấy có nổi bật là. Một là về cơ bản ta thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát nhưng cũng điều chỉnh được tất cả giá hàng hóa, dịch vụ công do Nhà nước quản lý. Đó là thành công đầu tiên.

Thứ 2 là lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản (mức lạm phát loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng). Lạm phát cơ bản bình quân năm tăng 1,48%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định.

Thành công thứ 3 là thành công kép. Ta thấy là 3 năm liền, ta vừa kiểm soát được tốc độ tăng giá tiêu dùng, đồng thời tăng trưởng cao. Đặc biệt, năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của ta ngoạn mục, 7,08%, cao nhất trong 10 năm. Hay nói cách khác, ta thành công kép trong điều hành kinh tế vĩ mô. Điều này tạo dư địa để ta thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Các năm trước các kịch bản, dự báo của tổ điều hành giá thường xa với thực tế nhiều. Tuy nhiên 2 năm qua các kịch bản dự báo của Chính phủ sát với thực tế, đó là nhân tố quan trọng để điều hành kiểm soát lạm phát đúng với mục tiêu của Quốc hội. 

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, 2 năm qua các kịch bản dự báo của Chính phủ khá sát với thực tế.

- Vậy trong công tác điều hành còn những hạn chế nào, thưa ông?

Ông Ngô Trí Long: Tất nhiên, vẫn còn những điểm được và chưa được. Ví dụ như trong bối cảnh giá cả thế giới biến động mạnh như giá xăng dầu, sau khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, giá dầu tăng rất cao vào quý 2, 3 có thời điểm tăng trên 84%. Nhiều tổ chức thậm chí dự báo giá dầu lên 100 USD/thùng. Trong bối cảnh như thế, Chính phủ cũng chủ động kiên quyết không tăng giá điệnhoặc điều chỉnh một số giá dịch vụ không tăng.

Tuy nhiên, việc không tăng giá điện thì chắc chắn sẽ dồn nén các năm sau. Theo tôi biết năm 2018, chênh lệch tỷ giá của giá điện khoảng 10.000 tỷ. Thế thì chắc chắn các năm sau phải bù lại. Điện là yếu tố quan trọng tác động tới mặt hàng khác. Nếu ta nhanh nhạy, dự báo chính xác thì ta vẫn có thể cho giá điện điều chỉnh cuối năm không vấn đề gì.

Bên cạnh chất lượng tăng trưởng và năng suất đã được cải thiện bước đầu nhưng so với khu vực thế giới ta còn thua xa. Đó là mặt hạn chế, ta phải phấn đấu đẩy mạnh năng cao năng suất chất lượng, hiệu quả thì mới là nhân tố quyết định kiểm soát lạm phát một cách bền vững.

- Vừa qua Bộ Tài chính đã áp thêm thuế môi trường, ngoài ra một yếu tố có thể tác động tới lạm phát năm 2019 là tăng lương. Theo ông, đâu là giải pháp cốt lõi giúp chỉ số CPI năm 2019 đạt được mục tiêu đề ra?

Ông Ngô Trí Long: Ta thấy chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, tác động nhiều bởi các nhân tố như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thương mại, điều hành giá,...

Năm 2019, nghị quyết Quốc hội là tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%. Chỉ tiêu này không đổi so với năm trước nhưng thách thức đặt ra thì còn lớn. Nguyên nhân bởi còn nhiều nhân tố tác động tới chỉ số giá tiêu dùng. Thực chất kiểm soát lạm phát phụ thuộc vào sức mua đồng tiền. Sức mua đồng tiền thì thể hiện 2 mặt là sức mua đối nội và đối ngoại. Sức mua đối nội là biểu hiện giá cả thị trường trong nước. Đối ngoại là tỷ giá hối đoái. Hai nhân tố tác động sức mua đối nội và đối ngoại của năm 2019 vẫn còn áp lực lớn.

Ví dụ năm 2019 giá điện phải tiếp tục điều chỉnh. Bên cạnh đó, các yếu tố như thiên tại dịch bệnh luôn rình rập. Vấn đề nữa là giá dầu thế giới vẫn là ẩn số. Đây là ẩn số khó lường. Từ 1/1/2019, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch trần nhưng ta thấy giá dầu vẫn giảm. Tuy nhiên, trong năm nay sản xuất nếu phục hồi hay do biến động chính trị thì vẫn làm giá dầu thay đổi.

Để thực hiện được thì theo tôi Chính phủ phải có phương châm hành động quyết liệt. Tôi hy vọng năm 2019, với thành quả những năm trước, ta có khả năng kiểm soát nhưng quan trọng là lời nói đi đôi với hành động. 

Theo Phương Linh (Dân Việt) 
- www.24h.com.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo