Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Xin ý kiến dự thảo Thông tư Quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá tháng 11/2015

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá tháng 11/2015. 

 
                      BỘ TÀI CHÍNH                      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:       /2015/TT-BTC Hà Nội, ngày    tháng    năm 2015


THÔNG TƯ

Quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá

 

image

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá và việc chấp hành các quy định của Nhà nước về thẩm định giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề.

2. Cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá.

3. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá là việc kiểm tra chất lượng và giám sát hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề trên cơ sở các quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động.

2. Kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá là xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, đánh giá chất lượng của các báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá đã hoàn thành của doanh nghiệp thẩm định giá.

3. Giám sát hoạt động thẩm định giá là theo dõi và đánh giá thường xuyên việc tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề trong quá trình cung cấp hoạt động thẩm định giá.

4. Pháp luật và các quy định có liên quan là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành; các văn bản do tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác quy định không trái với pháp luật mà đối tượng được kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá phải tuân thủ.

Điều 4. Mục đích kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Đánh giá việc xây dựng quy trình và thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.

2. Đánh giá tình hình tuân thủ hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan trong việc thực hiện, cung cấp hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề.

3. Đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá.

4. Góp phần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan.

5. Phát hiện kịp thời chấn chỉnh và xử lý những sai phạm trong hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp và ngăn ngừa các rủi ro trong hoạt động thẩm định giá.

Điều 5. Nội dung kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Kiểm soát tính tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá và pháp luật khác có liên quan, bao gồm:

a) Việc đăng ký và duy trì đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, điều kiện hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên về giá hành nghề;

b) Việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề và các nội dung khác có liên quan;

2. Kiểm soát việc xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá;

3. Kiểm soát việc thực hiện và đánh giá chất lượng các hoạt động thẩm định giá đã hoàn thành của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề.

Điều 6. Hình thức kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Giám sát chất lượng hoạt động thẩm định giá và tình hình tuân thủ quy định pháp luật về thẩm định giá:

a) Đánh giá việc tuân thủ các quy định thông qua báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đánh giá báo cáo định kỳ hàng năm của doanh nghiệp thẩm định giá gửi Bộ Tài chính và báo cáo đột xuất theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

c) Đánh giá việc tuân thủ các quy định về đăng ký và duy trì điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá và điều kiện hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên hành nghề;

d) Theo dõi và đánh giá thông qua các thông tin phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của khách hàng thẩm định giá và các thông tin khác thu thập được trong quá trình quản lý.

2. Kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá:

a) Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch;

b) Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu sai phạm về chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề hoặc kiểm tra xác minh đơn thư, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thẩm định giá.

3. Căn cứ kết quả giám sát và kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính thực hiện việc đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, xếp loại doanh nghiệp.

 

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Mục 1

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

 

Điều 7. Đối tượng được kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Doanh nghiệp thẩm định giá.

2. Thẩm định viên về giá hành nghề.

Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề

1. Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề chịu trách nhiệm tự kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá do mình cung cấp.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của doanh nghiệp thẩm định giá;

3. Hàng năm, kết thúc công việc tự kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá theo Phụ lục số 02 và lập Bảng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm báo cáo để Bộ Tài chính giám sát chất lượng hoạt động thẩm định giá theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá.

2. Xem xét, đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp quy định tại Điều 8 Thông tư này để giám sát việc tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề.

3. Thực hiện việc kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp thẩm định giá.

4. Cập nhật các nội dung tại Bảng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá áp dụng cho các doanh nghiệp thẩm định giá.

5. Tổ chức trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm qua kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề và doanh nghiệp thẩm định giá thuộc đối tượng kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của Bộ Tài chính.

Điều 10. Trách nhiệm của Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá

1. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, cập nhật các tài liệu hướng dẫn kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá;

2. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với các hội viên của mình theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá;

3. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các kiến nghị sau kiểm tra của các đối tượng được kiểm tra là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá;

4. Cung cấp thông tin cho Bộ Tài chính về hoạt động của hội viên để phục vụ công tác quản lý nhà nước về thẩm định giá.

Điều 11. Phân công, phối hợp trong việc kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên hành nghề chịu trách nhiệm tự kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá do mình cung cấp.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện kiểm soát chát lượng hoạt động thẩm định giá.

3. Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với các doanh nghiệp là hội viên.

Điều 12. Chi phí kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của cơ quan quản lý

1. Về nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá do Ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của đơn vị và được sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Nội dung chi và mức chi các khoản chi phí bao gồm:

a) Chi công tác phí cho cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra được thực hiện theo chế độ quy định.

b) Chi về tổ chức trao đổi, phổ biến, rút kinh nghiệm qua kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề và doanh nghiệp thẩm định giá thuộc đối tượng kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của Bộ Tài chính.

c) Các khoản chi khác thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chế độ quy định.

d)  Chi thù lao và bồi dưỡng làm ngoài giờ (nếu có) cho các thành viên Hội đồng, Tổ giúp việc và các cá nhân tham gia đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá.

Mục 2

KIỂM TRA TRỰC TIẾP

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 13. Phạm vi, yêu cầu kiểm tra trực tiếp

1. Phạm vi kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng hoạt động thẩm định giá:

a) Các tài liệu hồ sơ liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp thẩm định giá và quản lý thẩm định viên về giá hành nghề mà doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

b) Các hồ sơ thẩm định giá được lựa chọn để kiểm tra phải là các hồ sơ có Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo kết quả thẩm định giá đã phát hành trong thời kỳ kiểm tra theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.

2. Yêu cầu của quá trình kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá;

b) Đảm bảo tính độc lập về quyền và lợi ích giữa các thành viên Đoàn kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra với các đối tượng được kiểm tra;

c) Đảm bảo tính khách quan trong quy trình kiểm tra;

d) Được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu về bảo mật theo quy định của pháp luật về thẩm định giá, hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

đ) Sau mỗi cuộc kiểm tra trực tiếp tại từng doanh nghiệp thẩm định giá, Đoàn kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra;

e) Sau đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải lập Báo cáo kết quả kiểm tra. Các nội dung đánh giá, kết luận về kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá phải trên cơ sở xem xét, đánh giá về chuyên môn của các thành viên tham gia Đoàn kiểm tra.

Điều 14. Thời hạn kiểm tra trực tiếp

1. Kiểm tra định kỳ:

a) Kiểm tra ít nhất 4 năm/lần đối với doanh nghiệp thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá;

b) Trường hợp Hội đồng xếp loại chất lượng hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp thẩm định giá có ý kiến kết luận chất lượng hoạt động thẩm định giá xếp loại C “Chất lượng hoạt động thẩm định giá ở mức thấp” theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư này thì doanh nghiệp thẩm định giá đó sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 hoặc 2 năm kể từ ngày có kết luật xếp loại doanh nghiệp.

2. Kiểm tra đột xuất: Doanh nghiệp thẩm định giá có thể được kiểm tra đột xuất khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có dấu hiệu vi phạm về kết quả hoạt động thẩm định giá hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động và cung cấp hoạt động thẩm định giá;

b) Có tranh chấp lớn giữa các thành viên góp vốn hoặc biến động lớn về thẩm định viên về giá hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá;

c) Có thông tin phản ánh, tố giác về hành vi cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách hàng hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp thẩm định giá khác.

d) Có đề nghị hoặc yêu cầu cấp trên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Doanh nghiệp thẩm định giá đã được kiểm tra đột xuất thì không được tiếp tục kiểm tra định kỳ ngay trong năm đó hoặc kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra đột xuất để xác minh những vấn đề nêu tại Khoản 2 Điều này.

Điều 15. Thời gian kiểm tra trực tiếp

1. Việc kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá tại các doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện vào quý III hoặc quý IV hàng năm. Trường hợp có sự thay đổi so với thời gian trên, Bộ Tài chính có thông báo cụ thể.

2. Thời gian cho một cuộc kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với một doanh nghiệp thẩm định giá tối đa là 05 ngày làm việc. Trường hợp cần kéo dài thời gian cho một cuộc kiểm tra do có vấn đề phức tạp, Trưởng Đoàn kiểm tra báo cáo với cơ quan ra quyết định kiểm tra xem xét, quyết định.

Điều 16. Tổ chức Đoàn kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra phải thành lập Đoàn kiểm tra cho từng cuộc kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp thẩm định giá.

2. Thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm Trưởng Đoàn kiểm tra và các thành viên. Số lượng thành viên tham gia Đoàn kiểm tra tùy thuộc vào quy mô của cuộc kiểm tra.

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra trực tiếp

1. Quyền của đối tượng được kiểm tra

a) Được thông báo bằng văn bản của cơ quan kiểm tra về mục đích, nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp;

b) Giải trình, kiến nghị với cơ quan kiểm tra về những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra.

2. Nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra

a) Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra. Bố trí thẩm định viên hành nghề và những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;

b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

c) Trao đổi với Đoàn kiểm tra về tình hình doanh nghiệp và giải trình, cung cấp thông tin khi có yêu cầu của Đoàn kiểm tra;

d) Ký Biên bản kiểm tra sau khi kết thúc cuộc kiểm tra theo quy định;

đ) Thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra, thực hiện biện pháp khắc phục các sai sót, tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra

1. Quyền của thành viên Đoàn kiểm tra:

a) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin, bố trí thời gian làm việc và giải trình về những vấn đề thuộc phạm vi kiểm tra được phân công;

b) Kiểm tra, đối chiếu, xác minh các thông tin có liên quan trong và ngoài doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra;

c) Đưa ra các kết luận, kiến nghị trong phạm vi được phân công kiểm tra;

d) Bảo lưu ý kiến của mình về kết quả kiểm tra trong trường hợp các ý kiến này khác với các kết luận, kiến nghị trong Biên bản kiểm tra và Báo cáo kết quả kiểm tra;

đ) Lập Biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra:

a) Thực hiện công việc theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra một cách khách quan, trung thực, vô tư, duy trì sự thận trọng nghề nghiệp;

b) Thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở hình thành kết luận kiểm tra về nội dung công việc theo phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra. Báo cáo kịp thời với Trưởng Đoàn kiểm tra về các tồn tại, sai sót phát hiện qua kiểm tra;

c) Không được chuyển giao nhiệm vụ cho người khác khi chưa được sự đồng ý của Trưởng Đoàn kiểm tra;

d) Tham gia các cuộc họp giữa Đoàn kiểm tra với đối tượng được kiểm tra về các vấn đề liên quan đến nội dung thuộc phạm vi được phân công kiểm tra;

đ) Không được tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu kiểm tra trừ trường hợp theo quy định của pháp luật;

e) Tuân thủ các quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá tại Thông tư này.

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra

1. Quyền của Trưởng Đoàn kiểm tra:

Ngoài các quyền của thành viên Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này, Trưởng Đoàn kiểm tra còn có các quyền sau:

a) Phân công nhiệm vụ và điều phối công việc cho các thành viên Đoàn kiểm tra để thực hiện kế hoạch kiểm tra;

b) Yêu cầu đối tượng được kiểm tra bố trí nhân sự phối hợp làm việc theo kế hoạch kiểm tra;

c) Được kiến nghị với cơ quan kiểm tra về việc xử lý các sai phạm phát hiện qua kiểm tra.

2. Nghĩa vụ của Trưởng Đoàn kiểm tra:

Ngoài các nghĩa vụ của thành viên Đoàn kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư này, Trưởng Đoàn kiểm tra còn có các nghĩa vụ sau:

a) Tổ chức cuộc kiểm tra cho phù hợp với đối tượng được kiểm tra;

b) Chỉ đạo việc thu thập, kiểm tra và xử lý tất cả các tài liệu liên quan, đảm bảo thu thập và lưu trữ đầy đủ bằng chứng thích hợp về các công việc Đoàn kiểm tra đã thực hiện làm cơ sở đưa ra kết luận kiểm tra;

c) Giám sát việc thực hiện công việc được phân công của các thành viên Đoàn kiểm tra, làm đầu mối trao đổi các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra với đối tượng được kiểm tra;

d) Báo cáo kịp thời với cơ quan kiểm tra khi có thông báo của doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra nếu có bất đồng giữa thành viên Đoàn kiểm tra với đối tượng được kiểm tra trong thời gian kiểm tra hoặc báo cáo khi có yêu cầu từ cơ quan kiểm tra;

đ) Lập, ký Biên ban kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm tổng thể về tính trung thực, khách quan của kết quả kiểm tra.

Điều 20. Quy trình và nội dung kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng hoạt động thẩm định giá gồm 4 giai đoạn:

a) Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra;

b) Giai đoạn thực hiện kiểm tra;

c) Giai đoạn kết thúc kiểm tra;

d) Giai đoạn sau kiểm tra.

Quy trình kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng hoạt động thẩm định giá được quy định cụ thể tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các cuộc kiểm tra đột xuất chất lượng hoạt động thẩm định giá tại các doanh nghiệp thẩm định giá quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này được vận dụng quy trình kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng cuộc kiểm tra.

Điều 21. Lựa chọn hồ sơ thẩm định giá để kiểm tra

1. Việc lựa chọn các hồ sơ thẩm định giá để kiểm tra phải đáp ứng mục tiêu là Đoàn kiểm tra có đủ cơ sở hợp lý để kết luận về chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra;

2. Hồ sơ thẩm định giá được lựa chọn để kiểm tra phải bao gồm các hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra.

3. Doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra phải cung cấp danh sách tất cả các cuộc thẩm định giá trong kỳ kiểm tra, hồ sơ của các cuộc thẩm định, thông tin tài chính, các loại giấy tờ có liên quan khác. Danh sách các cuộc thẩm định giá do doanh nghiệp lập phải liệt kê chi tiết theo các nội dung sau:

a) Mục đích thẩm định giá (như mua sắm vật tư, xác định giá trị khởi điểm để bán đấu giá, thế chấp, mua bán, chuyển nhượng, thi hành án, phát mãi, vay vốn,...);

b) Đối tượng khách hàng (cơ quan thi hành án, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân,...);

c) Thẩm định viên về giá hành nghề ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá;

d) Hình thức sở hữu vốn của khách hàng (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác).

4. Các hồ sơ được lựa chọn để kiểm tra chỉ được thông báo cho doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra trong buổi đầu thực hiện kiểm tra. Trong thời gian kiểm tra, Đoàn kiểm tra có quyền chọn để kiểm tra bất kỳ hồ sơ thẩm định giá nào mà không phải thông báo trước cho doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra. Hồ sơ thẩm định giá được lựa chọn thuộc phạm vi và thời kỳ kiểm tra; thời kỳ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 22. Kết luận kiểm tra

1. Tuỳ theo mức độ tuân thủ Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật và các quy định có liên quan thể hiện trong từng hồ sơ thẩm định giá và tổng hợp chung toàn bộ các doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra theo kết quả xếp loại của phần kiểm tra chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, phần kiểm tra tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá, hồ sơ, chứng thư, báo cáo thẩm định giá,…), Đoàn kiểm tra đưa ra các kết luận về kết quả kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.

2. Kết luận về kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá không cung cấp cho doanh nghiệp thẩm định giá bất kỳ sự đảm bảo nào về hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá.

Điều 23. Xử lý những vấn đề có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra

1. Khi có những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra, trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc thành lập Hội đồng chuyên môn để xem xét lại kết quả kiểm tra.

2. Hội đồng chuyên môn bao gồm đại diện Bộ Tài chính, đại diện Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phải là Lãnh đạo Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính. Thành viên Hội đồng chuyên môn phải đảm bảo tính độc lập với đối tượng được kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra và thành viên Đoàn kiểm tra có liên quan.

3. Doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra được quyền giải trình và cung cấp các thông tin cần thiết, làm cơ sở cho Hội đồng chuyên môn đưa ra kết luận chính thức về kết quả kiểm tra.

4. Căn cứ vào các tài liệu do Đoàn kiểm tra và doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra cung cấp, các thành viên của Hội đồng chuyên môn xem xét, thảo luận và đánh giá để đưa ra kết luận về từng vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Điều 24. Xử lý sau kiểm tra

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra, các doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra phải gửi Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra, đồng thời gửi cho Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá nếu doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra là hội viên. Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra là tài liệu tham chiếu khi kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá lần sau.

2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các sai phạm phát hiện qua kiểm tra trực tiếp định kỳ chất lượng hoạt động thẩm định giá của các đối tượng do đơn vị mình trực tiếp kiểm tra.

Điều 25. Hồ sơ kiểm tra

1. Hồ sơ kiểm tra bao gồm: Danh sách doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra; Danh sách thành viên Đoàn kiểm tra; Quyết định kiểm tra; Các hồ sơ do Đoàn kiểm tra cung cấp; Quyết định xử lý sau kiểm tra và các tài liệu khác có liên quan.

2. Đoàn kiểm tra phải lưu vào hồ sơ kiểm tra đầy đủ các thông tin và bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho việc hình thành kết luận kiểm tra về từng doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra gồm Biên bản kiểm tra, Biên bản xử phạt vi phạm hành chính (nếu có), Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, các tài liệu làm việc do Đoàn kiểm tra lập, các tài liệu do đối tượng được kiểm tra cung cấp và các tài liệu liên quan khác. Trưởng Đoàn kiểm tra phải bàn giao toàn bộ hồ sơ kiểm tra cho cơ quan kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra tại từng doanh nghiệp thẩm định giá.

3. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra

Hồ sơ kiểm tra của doanh nghiệp thẩm định giá được đưa vào lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Mục 3

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 26. Hội đồng đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động thẩm định giá

1.  Việc đánh giá và xếp loại chất lượng hoạt động thẩm định giá do Hội đồng thực hiện. Hội đồng và xếp loại chất lượng hoạt động thẩm định giá (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá. Văn phòng của Hội đồng đặt tại Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.

2.  Thành phần Hội đồng tối đa 7 người, bao gồm:

a)  Chủ tịch Hội đồng: là Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền;

b)  Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 người là đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giá làm Phó Chủ tịch Thường trực;

c)  Các Ủy viên Hội đồng: 05 người gồm ủy viên thư ký Hội đồng là lãnh đạo cấp phòng có chức năng thuộc Cục Quản lý giá, đại diện một số đơn vị trong Bộ và mời đại diện lãnh đạo Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá (nếu doanh nghiệp là hội viên).

3.  Giúp việc cho Hội đồng có Tổ giúp việc Hội đồng (sau đây gọi tắt là Tổ giúp việc). Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Tổ giúp việc và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, số lượng người của Tổ giúp việc theo đề nghị của Cục Quản lý giá.

Điều 27. Chế độ làm việc và thời gian làm việc

1. Chế độ làm việc của Hội đồng

a) Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng;

b) Hội đồng tổ chức ít nhất 01 (một) cuộc họp sau khi có kết quả tổng hợp của doanh nghiệp được kiểm tra trực tiếp;

c) Chương trình và nội dung các cuộc họp Hội đồng được thông báo bằng văn bản cho các thành viên Hội đồng trước khi họp ít nhất 02 ngày làm việc.

2. Chế độ làm việc của Tổ giúp việc:

a) Tổ giúp việc được thành lập cho từng kỳ đánh giá và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Chủ tịch Hội đồng;

b) Tổ trưởng Tổ giúp việc là Uỷ viên thư ký Hội đồng;

c) Tổ giúp việc đặt tại Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.

3.  Thời gian làm việc: Hội đồng và Tổ giúp việc được sử dụng thời gian làm việc hành chính để tổ chức các cuộc họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp cần thiết phải làm ngoài giờ do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Điều 28.  Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng:

a)  Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về kết quả đánh giá, xếp loại của các doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định.

b) Quyết định thành lập Tổ giúp việc của Hội đồng (nếu cần);

c) Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Thường trực Hội đồng và Tổ giúp việc của Hội đồng (nếu có); điều hành, phân công nhiệm vụ cho thường trực và các thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;

d) Triệu tập và điều hành hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng triệu tập và điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chỉ đạo thành viên Hội đồng chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại cuộc họp Hội đồng; ký văn bản đánh giá, xếp loại các doanh nghiệp thẩm định giá của Hội đồng;

đ) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đồng;

2. Thường trực Hội đồng:

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công;

b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết các công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

d) Điều hành hoạt động của Tổ giúp việc của Hội đồng (nếu có) theo phân công.

3. Thành viên Hội đồng:

a) Làm việc theo Quy chế hoạt động của Hội đồng;

b) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;

c) Nghiên cứu, đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong phiên họp Hội đồng; trong trường hợp vắng mặt có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản;

d) Chịu trách nhiệm cá nhân đối với các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công và tuân thủ các quy định về thẩm định tại Thông tư này;

đ) Đề xuất các hoạt động của Hội đồng khi cần thiết.

Điều 29. Các căn cứ đánh giá, xếp loại doanh nghiệp thẩm định giá

Hội đồng căn cứ vào các tài liệu sau để đánh giá, xếp loại doanh nghiệp thẩm định giá:

1. Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá và Bảng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này;

2. Kết luận kết quả kiểm tra quy định tại Điều 22 Thông tư này;

3. Văn bản xử lý vi phạm hành chính hoặc văn bản khởi tố của cơ quan có thẩm quyền cung cấp (nếu có);

Mục 4

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 30. Đánh giá, xếp loại doanh nghiệp thẩm định giá

1. Căn cứ vào các tài liệu quy định tại Điều 29 Thông tư này và tùy theo mức độ tuân thủ hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá, pháp luật và các quy định có liên quan thì Hội đồng đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động thẩm định giá lập Bảng đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và xếp theo một trong 6 loại sau đây:

a) Loại A: Chất lượng hoạt động thẩm định giá tốt, gồm có 02 loại:

a1) Loại A+: Chất lượng hoạt động thẩm định giá rất tốt;

a2) Loại A: Chất lượng hoạt động thẩm định giá tốt

b) Loại B: Chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt yêu cầu, gồm 03 loại:

b1) Loại B+: Chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt yêu cầu ở mức khá;

b2) Loại B: Chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt yêu cầu;

b3) Loại B-: Chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt yêu cầu ở mức thấp.

c) Loại C: Chất lượng hoạt động thẩm định giá ở mức thấp.

2. Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra không cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra thì kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá chỉ được đánh giá Loại C theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 31. Các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không được xếp loại

1. Doanh nghiệp thẩm định giá không gửi báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá hàng năm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.

2. Doanh nghiệp thẩm định giá có thời gian kinh doanh hoạt động thẩm định giá dưới 2 năm kể từ ngày được Bộ Tài chính thông báo đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá.

3. Doanh nghiệp thẩm định giá bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì không được đánh giá, xếp loại trong một kỳ xếp loại tiếp theo.

Điều 32. Thời hạn đánh giá, xếp loại và công khai kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá

1. Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra và tổ chức đánh giá, xếp loại doanh nghiệp thẩm định giá trong thời gian 02 năm/lần vào ngày 31/12.

2. Kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá được công khai trong phạm vi doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra và được tổng hợp trong Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra. Văn bản nhắc nhở về những sai sót trong quá trình kiểm tra được gửi tới tất cả các doanh nghiệp thẩm định giá và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý giá, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

  Mục 5

XỬ LÝ VI PHẠM

VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

 

Điều 33. Xử lý vi phạm về chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá

Doanh nghiệp thẩm định giá có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Giá sẽ bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hoạt động thẩm định giá tối đa không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Các hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/08/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.

2. Có kết quả kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá xếp loại C “Chất lượng hoạt động thẩm định giá ở mức thấp” qua 02 lần kiểm tra liên tiếp;

Điều 34. Xử lý vi phạm về chất lượng hoạt động thẩm định giá đối với thẩm định viên về giá hành nghề

Thẩm định viên về giá hành nghề có sai phạm về chất lượng hoạt động thẩm định giá sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 35. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.

2. Cục trưởng Cục Quản lý giá, Chánh Văn phòng Bộ, Chủ tịch Hội thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá hành nghề và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thẩm định giá nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;

- Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;

- Hội Thẩm định giá Việt Nam;

- Các doanh nghiệp thẩm định giá;

- Website Bộ Tài chính; Website Cục QLG;
- Lưu: VT; QLG.

                                                                                   

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

 


Trần Văn Hiếu

   

 

Phụ lục số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BTC ngày / /2016

của Bộ Tài chính)

 

QUY TRÌNH KIỂM TRA TRỰC TIẾP

CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

 

I. Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra

1. Lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra

Hàng năm, cơ quan kiểm tra căn cứ vào thời hạn kiểm tra quy định tại Điều 13 Thông tư này để lựa chọn danh sách doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá.

2. Thành lập Đoàn kiểm tra

Cơ quan kiểm tra thành lập các Đoàn kiểm tra trực tiếp và chỉ định Trưởng Đoàn kiểm tra, đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan và phù hợp với trình độ, năng lực của từng thành viên Đoàn kiểm tra nhằm hoàn thành mục tiêu và nội dung của cuộc kiểm tra.

3. Ra quyết định kiểm tra và thông báo cho doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra

Cơ quan kiểm tra ra quyết định kiểm tra và thông báo kế hoạch kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá bằng văn bản cho từng doanh nghiệp thẩm định giá thuộc đối tượng kiểm tra của đơn vị mình chậm nhất là 30 ngày làm việc trước khi đến kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp. Thông báo kiểm tra phải bao gồm mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi, thời gian kiểm tra, danh mục tài liệu mà doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra phải chuẩn bị.

4. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết

Trưởng Đoàn kiểm tra phải lập kế hoạch chi tiết cho cuộc kiểm tra phù hợp với đối tượng được kiểm tra.

II. Giai đoạn thực hiện kiểm tra

1. Trưởng Đoàn kiểm tra công bố Quyết định của cơ quan kiểm tra về việc kiểm tra trực tiếp chất lượng hoạt động thẩm định giá với doanh nghiệp thẩm định giá và yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá phối hợp công việc với Đoàn kiểm tra.

2. Đoàn kiểm tra thực hiện việc kiểm tra để đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra. Các bước thực hiện kiểm tra bao gồm:

2.1.  Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về thẩm định giá của doanh nghiệp

- Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá.

- Đối với doanh nghiệp thẩm định giá có các chi nhánh hoạt động: kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký Chi nhánh.

- Kiểm tra các thành viên/cổ đông góp vốn tại doanh nghiệp: sổ cổ đông, sổ thành viên góp vốn

2.2. Quản lý thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp

- Kiểm tra hợp đồng lao động được ký kết giữa doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên hành nghề tại doanh nghiệp;

- Kiểm tra bảng lương, sổ BHXH, BHYT, BHTN và các hồ sơ khác có liên quan đến thẩm định viên.

- Kiểm tra Giấy đăng ký hành nghề giữa thẩm định viên và doanh nghiệp.

2.3. Kiểm tra kết quả hoạt động thẩm định giá

Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm liền kề trước với năm được kiểm tra đã được kiểm toán hoặc báo cáo của cơ quan thuế để kiểm tra doanh thu, lợi nhuận thực tế trên báo cáo so với doanh thu doanh nghiệp báo cáo với Cục Quản lý giá, nếu có chênh lệch đề nghị doanh nghiệp giải trình.

2.4. Kiểm tra về giá hoạt động thẩm định giá

- Kiểm tra các căn cứ xác định giá hoạt động thẩm định giá tại doanh nghiệp

- Kiểm tra việc niêm yết giá hoạt động thẩm định giá.

2.5. Kiểm tra về việc chấp hành mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.

3. Kiểm tra tính tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá

  3.1. Kiểm tra quy trình thẩm định giá:

  a) Hợp đồng thẩm định giá:

- Thời gian, địa điểm ký hợp đồng

- Nội dung ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng.

  b) Quy trình thẩm định giá: có thực hiện theo các bước trong Tiêu chuẩn số 5 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ Tài chính hay không?

  3.2. Kiểm tra Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá

  a) Tính đầy đủ của bộ hồ sơ: gồm Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo kết quả thẩm định giá và các tài liệu đính kèm.

  b) Chế độ lưu trữ hồ sơ

  c) Hình thức hợp đồng thẩm định giá: có ký hợp đồng hay chỉ có văn bản đề nghị

  d) Hình thức Báo cáo thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá,

đ) Nội dung Báo cáo thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá: có thực hiện theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC không

3.3.  Kiểm tra các cách tiếp cận hoặc phương pháp thẩm định giá

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của tài sản cần thẩm định giá để áp dụng các phương pháp thẩm định phù hợp với các Tiêu chuẩn thẩm định giá quy định tại Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 8, 9 và 10, cụ thể:

- Cách tiếp cận từ so sánh (Tiêu chuẩn TĐGVN 08): áp dụng với các tài sản cần thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trường

- Cách tiếp cận từ chi phí (Tiêu chuẩn TĐGVN 09): áp dụng với tài sản có mục đích sử dụng đặc biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản không đủ thông tin đế áp dụng phương pháp so sánh; phục vụ mục đích bảo hiểm, tính mức tiền hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước giải tỏa, đền bù.

- Cách tiếp cận từ thu nhập (Tiêu chuẩn TĐGVN 10): áp dụng với các tài sản đầu tư (bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà dự báo được thu nhập trong tương lai và tính được lãi suất chiết khấu.

3.4. Kiểm tra về tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình (nếu có)

III. Giai đoạn kết thúc kiểm tra

1. Kết thúc cuộc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải lập dự thảo Biên bản kiểm tra, trao đổi dự thảo Biên bản kiểm tra với Ban Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra. Doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra có trách nhiệm ký Biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra. Nếu có nội dung chưa nhất trí thì doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra ghi rõ trong Biên bản kiểm tra.

2. Lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra đối với các cuộc kiểm tra trực tiếp định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp thẩm định giá thuộc đối tượng kiểm tra của Bộ Tài chính;

3. Xử lý sai phạm qua kiểm tra chất lượng hoạt động thẩm định giá theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

4. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các yêu cầu, kết luận sau kiểm tra đối với đối tượng được kiểm tra của Bộ Tài chính;

IV. Giai đoạn sau kiểm tra

1. Xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về kết quả kiểm tra (nếu có)

2. Doanh nghiệp thẩm định giá phải gửi Báo cáo giải pháp khắc phục sai sót và thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra cho cơ quan kiểm tra theo quy định.

3. Cơ quan kiểm tra lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và Báo cáo tổng hợp các vi phạm phát hiện qua kiểm tra.

Phụ lục số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2016/TT-BTC ngày / /2016

của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO

KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ

NĂM ....

1- CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH GIÁ

1.1. Tên doanh nghiệp thẩm định giá:

..........................................................................................................

1.2. Tên viết tắt: ................................................................ Mã số:..............

1.3. Địa chỉ: ....………………………………………………..........................

1.4. Điện thoại ……….... Fax:………....……Email:…….................................

1.5. Website:..................................................................................................

1.6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy đăng ký k‎inh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư) lần đầu số:.......................ngày:...................................... do (tên cơ quan)........... ..............................................................................cấp.

Lần thay đổi gần nhất: Thay đổi lần thứ…............ ngày ......................

1.6. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá cấp lần đầu số:…...................… ngày: ..................................

Lần thay đổi gần nhất: Thay đổi lần thứ…................................. ngày ...................

1.7. Số lượng chi nhánh............(tại:......................................................................)

1.8. Số lượng văn phòng đại diện: .........(tại: ......................................................)

1.9. Số năm hoạt động cung cấp hoạt động thẩm định giá (tính đến 31/12/20...): …………

1.10. Vốn điều lệ (theo đăng ký kinh doanh):........................................................ Vốn thực góp tính đến 31/12/20...: ......................................................

1.11. Các dịch vụ mà doanh nghiệp thẩm định giá đã cung cấp trong năm:

............................................................................................................

.................................................................................................................

1.12. Số lượng báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá đã phát hành trong năm: ........................................................................................

1.13. Doanh thu theo loại hình hoạt động thẩm định giá đã cung cấp trong năm.................................................

1.14. Các thành viên của doanh nghiệp thẩm định giá tại thời điểm 31/12/20... (Công ty TNHH, Công ty hợp danh)

 

Họ và tên

Địa chỉ

Tư cách thành viên

Chức vụ

% vốn góp

Cổ đông sáng lập/góp vốn

Thành viên góp vốn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

100%

1.15. Doanh nghiệp thẩm định giá có là hội viên của Tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá nào trong nước và nước ngoài nào không?

Có                    □                    Không                  □

Nếu có, đề nghị điền tên tổ chức nghề nghiệp đó:................................................

 
 
 
 
           

2- Tổ chức nhân sự doanh nghiệp thẩm định giá tại ngày 31/12/20...

2.1. Ban Lãnh đạo của doanh nghiệp thẩm định giá

TT

Họ tên

Năm sinh

Chức vụ

Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp

 

      

 

                             

                          

 

 

 

                      

                                

 

 

 

2.2. Số lượng phòng ban:............. Trong đó số lượng phòng nghiệp vụ:..................

2.3. Tổng số nhân viên tại ngày 31/12/20...: ............... người

2.3.1. Nhân viên chuyên nghiệp: ……………………..............người

+ Có Thẻ thẩm định viên về giá Việt Nam:………………….người

+ Có Chứng chỉ thẩm định giá nước ngoài: ………………..người

+ Vừa có Thẻ thẩm định viên về giá Việt Nam vừa có Chứng chỉ thẩm định giá nước ngoài: ........người

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề thẩm định giá:……người

+ Có Chứng chỉ kiểm toán viên: …………………………..người

+ Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế:......người

+ Có Chứng chỉ hành nghề khác ………………………..…người

2.3.2. Nhân viên hành chính: ……………………….......................người

2.4. Thâm niên công tác của nhân viên

2.4.1. Đối với thẩm định viên hành nghề

+ Tổng số thẩm định viên hành nghề làm việc tại doanh nghiệp thẩm định giá: ............... người, chia ra:

 

Số năm làm việc tại doanh nghiệp thẩm định giá

Dưới 3 năm

Từ 3 đến dưới 5 năm

Từ 5 đến dưới 10 năm

Trên 10 năm

Số lượng (người)

 

 

 

 

 

+ Tổng số thẩm định viên hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá đã ký báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá trong năm 201x: ...............người.

Trong đó: Thẩm định viên hành nghề ký báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá nhiều nhất trong năm 20… (nêu tên và số lượng báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá đã ký trong năm 20…)……………………………………….

Thẩm định viên hành nghề ký báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá ít nhất trong năm 201… (nêu tên và số lượng báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá đã ký trong năm 20…)………………………………………………………

Thẩm định viên hành nghề không ký báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá trong năm 20… (nêu tên thẩm định viên hành nghề) ……………………………………………………………………………

2.4.2. Đối với những người chưa phải là thẩm định viên hành nghề: Tổng số:..........người, chia ra:

 

Số năm làm việc tại doanh nghiệp thẩm định giá

Dưới 3 năm

Từ 3 đến dưới  5 năm

Từ 5 đến dưới 10 năm

Trên 10 năm

Số lượng (người)

 

 

 

 

 

 

Không

2.5. Các hoạt động thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá đã cung cấp:

 

 

- Doanh nghiệp thẩm định giá có sử dụng chuyên gia không?

...........

...........

- Doanh nghiệp thẩm định giá có sử dụng cộng tác viên không?

...........

...........

2.6. Tuyển dụng nhân viên

 

 

2.6.1. Doanh nghiệp thẩm định giá có quy chế tuyển dụng nhân viên hay không?

...........

...........

2.6.2. Doanh nghiệp thẩm định giá có thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy chế hay không?

...........

...........

2.6.3. Doanh nghiệp thẩm định giá có thực hiện ký kết hợp đồng lao động với nhân viên hay không?

...........

...........

2.7. Trong năm, Doanh nghiệp thẩm định giá có thẩm định viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá hoặc bị thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá hay không?

...........

...........

2.8. Trong năm, Doanh nghiệp thẩm định giá có thực hiện đầy đủ và kịp thời trách nhiệm thông báo danh sách thẩm định viên hành nghề tăng, giảm hoặc thay đổi thẩm định viên hành nghề trong nội bộ doanh nghiệp thẩm định giá với Bộ Tài chính theo quy định hiện hành hay không?

...........

...........

2.9. Trong năm, có thời gian nào doanh nghiệp thẩm định giá không đảm bảo một trong các điều kiện kinh doanh hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 Luật Giá hay không?

...........

...........

2.10. Doanh nghiệp thẩm định giá đã bao giờ phải bồi thường thiệt hại (hoặc bị trừ giá dịch vụ thẩm định giá) cho khách hàng do lỗi mà thẩm định viên hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá gây ra hay chưa?

...........

...........

2.11. Doanh nghiệp thẩm định giá có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp hay không?

Nếu có, mức mua/trích lập trong năm là...........................................VNĐ.

Số dư Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp đến 31/12/20... là ...VNĐ.

 

...........

...........

3- ĐÀO TẠO

Không

3.1. Doanh nghiệp thẩm định giá có chương trình đào tạo cho từng cấpbậc nhân viên hay không?

3.2. Doanh nghiệp thẩm định giá có thực hiện việc đào tạo cho nhân viên theo chương trình đào tạo hay không?

...........


...........

...........


...........

3.3. Doanh nghiệp thẩm định giá có quy chế đào tạo hay không?

...........

...........

3.4. Doanh nghiệp thẩm định giá có Bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên hay không?

...........

...........

3.5. Trong năm, doanh nghiệp thẩm định giá có tự tổ chức cập nhật kiến thức cho thẩm định viên hành nghề hay không?

...........

...........

3.6. Doanh nghiệp có lưu hồ sơ đào tạo của từng nhân viên hay không?

………

……….

 

 

 

4- KHÁCH HÀNG VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP

Không

4.1. Doanh nghiệp thẩm định giá có danh sách khách hàng và danh sách thẩm định viên hành nghề đã ký Báo cáo kết quả thẩm định giá, Chứng thư thẩm định giá hay không?

4.2. Các hoạt động thẩm định giá mà doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp có ký hợp đồng hay không?

...........


...........

...........


...........

             

 

 

 

 

5- GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ

Không

5.1. Doanh nghiệp thẩm định giá có quy định khung giá hoạt động thẩm định giá hay không?

5.2. Doanh nghiệp thẩm định giá có căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP để xây dựng mức giá dịch vụ tại doanh nghiệp không?

...........

...........

...........

...........

Nếu không, doanh nghiệp căn cứ vào nội dung gì để xác định mức giá dịch vụ cho doanh nghiệp?

5.3. Doanh nghiệp thu giá dịch vụ thẩm định giá có đúng với mức giá đã ban hành theo Quyết định của doanh nghiệp không?

Nếu không, thường đạt...............% mức khung giá dịch vụ;

 

..........

 

.........

 

 

 

6- PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC

Không

6.1. Doanh nghiệp thẩm định giá có tài liệu hướng dẫn về quy trình thẩm định giá hay không?

Doanh nghiệp thẩm định giá có sử dụng quy trình thẩm định giá củaQuốc tế mà Doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên hay không?

...........


...........

...........


...........

6.2. Quy trình thẩm định giá của Doanh nghiệp thẩm định giá có được cập nhật với các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đã ban hành hay không?

...........

...........

6.3. Thực tế nhân viên có tuân theo hướng dẫn của Doanh nghiệp thẩm định giá về quy trình thẩm định giá hay không?

...........

...........

6.4. Doanh nghiệp thẩm định giá có hồ sơ thẩm định giá mẫu hay không?

...........

...........

Thực tế các nhân viên có tuân theo file thẩm định giá mẫu không?

...........

...........

6.5. Doanh nghiệp thẩm định giá có tổ chức lưu trữ hồ sơ thẩm định giá bằng dữ liệu điện tử hay không?

...........

...........

6.6. Doanh nghiệp thẩm định giá có thực hiện đúng các yêu cầu của các tiêu chuẩn thẩm định giá, pháp luật và các quy định có liên quan về thẩm định giá khi cung cấp hoạt động thẩm định giá hay không?

Nếu không, vì sao…………………………………………………

……………………………………………………………………….

...........

...........

6.7. Doanh nghiệp thẩm định giá áp dụng hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam đã ban hành đạt tỷ lệ ......... %

 

 

6.8. Doanh nghiệp thẩm định giá có xây dựng hệ thống các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá hay không?

...........

...........

     

6.9. Doanh nghiệp thẩm định giá có tổ chức kiểm tra chéo giữa các thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng thẩm định giá hoặc giữa các chi nhánh hay không?

...........

...........

6.10. Trong năm, Doanh nghiệp thẩm định giá có đơn khiếu nại, bị kiện tụng hoặc tranh chấp về kết quả thẩm định giá hay không?

...........

...........

6.11. Tự đánh giá của Doanh nghiệp thẩm định giá về mức độ thực hiện các quy định của các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam hiện hành

Chất lượng hoạt động thẩm định giá tốt                                 □

Chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt yêu cầu                   □

Chất lượng hoạt động thẩm định giá thấp      □

6.12. Doanh nghiệp thẩm định giá tự đánh giá về chất lượng hoạt động thẩm định giá

Chất lượng hoạt động thẩm định giá tốt                                 □

Chất lượng hoạt động thẩm định giá đạt yêu cầu                   □

Chất lượng hoạt động thẩm định giá thấp      □

6.13. Kiến nghị của Công ty với:

(1) Bộ Tài chính:

(2) Tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá:

(4) Các doanh nghiệp thẩm định giá khác:

 

 

                                                                                                                    

.........., ngày ....... tháng ..... năm ....

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT 

                         CỦA DOANH NGHIỆP                                    

(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)

   

Tài liệu đính kèm: tai-lieu-xlsx
Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo