Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Đầu tư nước ngoài: Vietnam Airlines thua lỗ, Vinachem bế tắc dự án 500 triệu USD

 Khi mang tiền đi đầu tư ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã thu được lợi nhuận lớn, kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp “sa lầy” tại những dự án ở nước ngoài.

 Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã “điểm mặt” tình hình đầu tư ra nước ngoài của một loạt doanh nghiệp nhà nước.

Tập đoàn Viettel: Nhiều dự án hiệu quả cao

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) và đơn vị thành viên là Viettel Global đã đầu tư 10 dự án mạng viễn thông tại Campuchia, Lào, Mozambique, Đông Timor, Cameroon, Burundi, Tanzania, Haiti, Myanmar, Peru và 3 dự án nghiên cứu phát triển tại Pháp, Mỹ, Nga.

Tổng vốn đăng ký là 2,99 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế đạt khoảng 1,79 tỷ USD. Lợi nhuận và vốn đầu tư đã chuyển về nước là trên 800 triệu USD (trong đó lợi nhuận là hơn 481 triệu USD). Các dự án viễn thông tại Lào, Campuchia mang lại hiệu quả cao với lợi nhuận và vốn chuyển về nước lũy kế lần lượt là hơn 265 triệu USD và hơn 168 triệu USD.

Các dự án viễn thông của Viettel tại các nước châu Phi đã hoạt động và bắt đầu có dòng tiền chuyển về nước. Các dự án tại Haiti, Mozambique và Cameroon đang trong quá trình hoàn vốn.

Vietnam Airlines: Chuyển nhượng dự án thua lỗ

Vietnam Airlines tham gia 49% dự án thành lập Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (CAA) tại Campuchia với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài là 49 triệu USD. Tổng doanh thu của CAA giai đoạn 2009-2018 là hơn 676 triệu USD. Nhưng từ 2013, dự án này kinh doanh không hiệu quả. CAA liên tục bị lỗ. Việc kinh doanh đến nay không thuận lợi, hiệu quả không đạt như dự kiến.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Vietnam Airlines đã báo cáo Thủ tướng xin chủ trương thoái vốn tại dự án này. Ủy ban tiếp tục chủ trì xử lý việc thoái vốn.

Tập đoàn Dầu khí: Quá nửa dự án gặp khó

Tính đến nay, Tập đoàn Dầu khí (PVN) và các đơn vị thành viên đã triển khai 27 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 7,1 tỷ USD. Tổng vốn đã chuyển ra nước ngoài là khoảng 3,12 tỷ USD. Lợi nhuận và tiền đã chuyển về nước đến hết 2019 là gần 2 tỷ USD.

Trong tổng số 27 dự án của PVN và đơn vị thành viên, có 11 dự án đúng tiến độ, 6 dự án chậm tiến độ, 12 dự án gặp khó khăn vướng mắc và 7 dự án không có khả năng triển khai thực hiện.

Đầu tư nước ngoài: Vietnam Airlines thua lỗ, Vinachem bế tắc dự án 500 triệu USD
Thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: PVN

Tập đoàn Công nghiệp Cao su: Lo giá cao su giảm sâu

 

Tập đoàn này có 23 dự án trồng cao su tại Lào và Campuchia. Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là hơn 1,3 tỷ USD. Vốn thực hiện là hơn 747 triệu USD.

Doanh thu năm 2019 tại Lào đạt 1.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 87 tỷ đồng. Còn doanh thu tại Campuchia là đạt gần 1.600 tỷ đồng, lỗ kế hoạch là 128 tỷ đồng do phần lớn các dự án mới đi vào hoạt động, năng suất còn thấp và giá cao su trên thị trường xuống thấp.

Do giá mủ cao su xuống thấp nên các dự án đang trong giai đoạn cân đối thu chi hàng năm, chưa có lãi nhiều. Lợi nhuận lũy kế chuyển về nước đến nay mới đạt hơn 4,3 triệu USD. Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư là hơn 500.000 USD. Dự kiến lợi nhuận chuyển về nước năm 2020 là khoảng 5,3 triệu USD.

Vinachem: Dừng dự án hơn 500 triệu USD

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đầu tư dự án khai thác và chế biến muối mỏ kali tại Lào với tổng vốn hơn 522 triệu USD. Vốn thực hiện đến nay đạt khoảng hơn 81 triệu USD. Do giá kali trên thị trường giảm sâu kéo dài nên dự án không hiệu quả như dự kiến ban đầu.

Vinachem đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng ý phương án dừng triển khai thực hiện, tìm đối tác khác để chuyển nhượng.

Trong năm 2019, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý dự án này. Tuy nhiên, do dự án quy mô lớn, đầu tư tại Lào nên thực hiện theo pháp luật của Lào. Dự án đang có tranh chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu và việc tìm đối tác để chuyển nhượng dự án gặp khó khăn nên việc xử lý các vấn đề  liên quan dự án này rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Hiện Ủy ban đang tiếp tục chủ trì xử lý các vấn đề liên quan dự án này.

TKV: Không hiệu quả

Đến nay Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản (TKV) có 5 dự án, gồm 3 dự án tại Campuchia và 2 dự án đầu tư tại Lào.

Trong đó, 2 dự án đã được cho dừng đầu tư vì không hiệu quả và đã hoàn thành chuyển nhượng. 3 dự án còn lại tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 21 triệu USD (vốn đã thực hiện là hơn 13 triệu USD), có phát hiện trữ lượng thấp, không đủ khả năng phát triển thương mại. TKV đang tìm đối tác và thực hiện chuyển nhượng dự án để thu hồi vốn nhà nước đã đầu tư.

Theo Lương Bằng - báo vietnamnet.vn

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo