Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Phòng vệ thương mại: Nguy sơ sát sườn, doanh nghiệp cần chủ động ứng phó

Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế, cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu rộng mở. Song cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ của các thị trường, rủi ro bị áp dụng các biện pháp phòng vệ đang ngày càng tăng.


Trong nhiều năm qua, thép Việt liên tục bị khởi kiện tại các thị trường xuất khẩu. Ảnh: T.U

80% thép xuất khẩu bị kiện

Phát biểu tại Hội thảo “Xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay trên thế giới: những điều doanh nghiệp cần biết” diễn ra vừa qua, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, trong năm qua, Việt Nam liên tiếp bị áp thuế chống bán giá đối với một số mặt hàng như thép, cá tra, tôm... tại các thị trường có tiềm năng lớn như Mỹ, Canada, Ấn Độ, EU và có cả nhiều đối tác ký hiệp định thương mại tự do với nước ta.

Theo thống kê của Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, nếu như năm 2017 chỉ có 13 vụ kiện về phòng vệ thương mại, thì tính đến tháng 10/2018 tăng thêm 16 vụ việc.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2018, các thành viên WTO đã khởi xướng điều tra thêm 173 biện pháp phòng vệ thương mại, bao gồm 173 biện pháp chống bán phá giá, 28 biện pháp chống trợ cấp và 8 biện pháp tự vệ.

Đặc biệt, tính riêng năm 2017, có tới 80% sản phẩm thép do Việt Nam sản xuất bị kiện phòng vệ thương mại. Theo dự báo, số lượng các vụ kiện về thép còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhiều hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra phòng vệ thương mại như: thủy sản (1%), săm lốp (2%), giày dép (6%), sợi (9%) và 50% các sản phẩm khác…

Theo các chuyên gia, hiện nay thế giới có ba hình thức phòng vệ thương mại đó là áp dụng thuế chống bán phá giá, áp dụng thế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ. Nhất là trong thời gian gần đây, các nước đang có xu hướng sử dụng nhiều biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá, chiếm tới 70%. “Thậm chí, một số quốc gia là đối tác lâu năm của nước ta còn có dấu hiệu lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo hộ quá mức ngành sản xuất trong nước, tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các DN ta”, ông Thắng nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt ứng phó

Theo đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, những vụ kiện phòng vệ thương mại đã có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, làm giảm kim ngạch xuất khẩu và ảnh hưởng trầm trọng đến nền sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, mặc dù nước ta đã xây dựng khuôn khổ pháp lý khá hoàn chỉnh để thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định của WTO, song hầu hết DN vẫn chưa nắm được hết các quy định và sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Còn theo bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Trưởng Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, đa số DN nước ta là DNNVV và dường như không có kinh nghiệm về phòng vệ thương mại. Do đó, khi đối diện với các vụ kiện quốc tế, DN loay hoay không biết đối phó như thế nào, hoặc phải chi phí theo kiện rất tốn kém, có DN còn thua cuộc và mất trắng thị trường do bị áp thuế cao và không thể cạnh tranh được.

Đặc biệt, bà Nga cho biết thêm, hiện nay với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vụ kiện phòng vệ thương mại đang phát sinh nhiều xu hướng mới như kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện domino, kiện kép… gây khó khăn nhiều bề cho DN.

Do đó, theo các chuyên gia, song song với quá trình hội nhập, hướng tới xuất khẩu, DN nên trang bị các kiến thức và quy định về phòng vệ thương mại. Đồng thời, DN phải thường xuyên lưu ý cập nhật thông tin để phán đoán và nắm bắt nhanh, nhằm xử lý kịp thời các vụ kiện phòng vệ thương mại ngay từ giai đoạn đầu, khi cơ quan điều tra của nước nhập khẩu tiếp nhận đơn kiện.

Về vấn đề này, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản (METI) khuyến cáo, DN Việt Nam nên trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, nhất là các quy định của các thị trường đang và sẽ xuất khẩu. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Cũng theo các chuyên gia, để hỗ trợ DN trong vấn đề này, các cơ quan chức năng cần nâng cấp Hệ thống cảnh báo sớm để đánh giá những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Thông qua đó giúp DN chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và xuất khẩu cũng như có biện pháp ứng phó kịp thời./.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến nay, có 141 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra bởi 18 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong số này, Mỹ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất (27 vụ, chiếm khoảng 20%); tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (20 vụ, chiếm khoảng 15%); Ấn Độ (17 vụ, chiếm khoảng 12%) và EU (14 vụ, chiếm khoảng 11%).
 


Tố Uyên - www.thoibaotaichinhvietnam.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính.


Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo