Chào mừng quý khách ghé thăm website của Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC)
Trang chủ |Sitemap |Check mail
banner
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
Trụ sở chính
0804.2566 - 08043139
08044499 - 08042566
Fax:
024.38472271

Quản lý thuế đối với TMĐT: Khó nhưng không phải không thực hiện được

Những năm gần đây, kinh doanh trong nền kinh tế số nói chung và hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng phát triển mạnh. Do tính chất đặc thù không cần cơ sở thường trú, không có sự hiện diện pháp nhân nên cơ quan thuế gặp không ít khó khăn trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh khẳng định “quản lý thuế đối với TMĐT khó nhưng không phải không thực hiện được”. 

Khó khăn trong quản lý thuế đối với TMĐT

Tính đến nay, các loại hình kinh doanh TMĐT mới nhất trên thế giới như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải Uber, Grab, đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka, quảng các trực tuyến trên Google, Facebook... đều đã có mặt ở Việt Nam. Trong khi các DN cung cấp dịch vụ xuyên biên giới hay các cá nhân kinh doanh qua mạng hàng năm đang thu được một nguồn lợi lớn từ thị trường Việt Nam, thì cơ quan thuế vẫn rất khó trong việc tìm ra giải pháp để buộc các tổ chức, cá nhân này đóng thuế theo quy định của pháp luật.

Lý giải rõ hơn về những khó khăn này, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cho biết; nếu như trước đây một DN nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam phải có cơ sở thường trú, có sự hiện diện trên thực địa cả về thể nhân, pháp nhân và chịu sự quản lý, điều tiết của Luật DN, Luật Đầu tư. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế số, các hoạt động kinh doanh TMĐT phát triển ngày càng đa dạng, DN thậm chí không cần sự hiện diện tại nước sở tại, nhưng vẫn có thể bán hàng bình thường. Việc không có cơ sở thường trú đặt ra rất nhiều thách thức cho cơ quan quản lý đó là, làm thế nào để xác định đúng doanh thu cũng như lợi nhuận của những DN này. Nếu không xác định được doanh thu, DN có thể trốn thuế TNDN, thuế GTGT và đặc biệt là tạo ra sự bất bình đẳng giữa người bán hàng qua mạng và người bán hàng truyền thống.

Không chỉ có vậy, hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động TMĐT còn có những nội dung chưa đồng bộ và hoàn thiện. Phương thức thanh, kiểm tra hoạt động TMĐT khác xa so với thanh, kiểm tra theo phương thức truyền thống, đòi hỏi cán bộ thuế ngoài nghiệp vụ chuyên môn, cần phải có trình độ cao về tin học, ngoại ngữ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử làm bằng chứng đấu tranh đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế. Tuy nhiên, số lượng cán bộ thuế đáp ứng được các điều kiện này chưa nhiều.

Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh cũng nhấn mạnh; quản lý thuế trong nền kinh tế số là vấn đề khó không chỉ đối với Việt Nam mà cả đối với các nước khác trên thế giới. Đơn cử như đối với thuế TNDN, các nước phát triển thường muốn phân bổ lợi nhuận theo chuỗi giá trị, lợi nhuận tạo ra ở khâu nào thì đánh thuế ở khâu đó. Tuy nhiên các nước đang phát triển lại cho rằng, cách đánh thuế đó rất phức tạp, đồng thời đưa ra nhận định người tiêu dùng cuối cùng mới tạo ra giá trị của sản phẩm, do đó khi bán sản phẩm ở thị trường nào thì phải nộp thuế ở thị trường đó.

Về thuế GTGT, vừa qua Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật, yêu cầu những tập đoàn lớn Google, Facebook, Amazon,… khi bán sản phẩm vào các nước châu Âu có trách nhiệm khai báo người mua, địa điểm, giá bán thông qua thẻ tín dụng để quản lý việc bán hàng qua biên giới. Luật cũng quy định, ngưỡng doanh thu nộp thuế và mức thuế không quá 3%, qua đó đảm bảo công bằng giữa các DN và đem lại nguồn thu khá lớn cho ngân sách . Trong khi đó tại các nước đang phát triển thường áp dụng biện pháp khấu trừ tại nguồn đối với thuế GTGT. Tuy nhiên biện pháp này chỉ phù hợp đối với quan hệ giữa DN với DN vì người mua sẽ phải nộp thuế GTGT, còn quan hệ giữa DN với cá nhân mua hàng qua mạng thì khó hơn nhiều. Tại một số quốc gia như Ấn Độ, còn áp dụng thuế cân bằng 5-6% trên ngưỡng tiền hàng hóa cố định, theo đó các tập đoàn phải có trách nhiệm khai báo với chính phủ và tự giác nộp các khoản thuế vào ngân sách.

Triển khai nhiều giải pháp quản lý TMĐT

Tại Việt Nam, để quản lý thuế thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, Tổng cục Thuế đã yêu cầu cục thuế các tỉnh, TP cung với việc đẩy mạnh triển khai tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến tất cả các tổ chức, cá nhân phải thường xuyên rà soát, đôn đốc việc thực hiện kê khai, nộp thuế. Tổng cục Thuế cũng yêu cầu đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra đối với các DN có hoạt động kinh doanh TMĐT nhằm đưa công tác quản lý thuế đối với hoạt động này vào nề nếp. Qua triển khai tại một số địa phương đã phát hiện ra nhiều trường hợp không kê khai, trốn thuế. Điển hình như một cá nhân kinh doanh mỹ phẩm trên Facebook bị Cục Thuế TP. HCM phát hiện có hành vi gian lận và bị truy thu, xử phạt số tiền lên đến 9,1 tỷ đồng. Gần đây nhất, Cục Thuế TP HCM đã phối hợp với Cục Thuế Quảng Nam truy thu một cá nhân có doanh thu trên 20 tỷ đồng từ Google, nhưng chưa kê khai nộp thuế.

Về lâu dài để tạo cơ sở pháp lý cho quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đã đề xuất bổ sung những quy định liên quan đến TMĐT theo hướng, xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai, nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử. Bộ Tài chính cũng đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng và phát triển cổng thanh toán điện tử quốc gia; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch với sự tham gia của các tổ chức thanh toán quốc tế như Master Card, Visa… Khi hệ thống đi vào hoạt động, cơ quan thuế có thể xác định chính xác danh tính, doanh thu của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT, từ đó xác định được ngưỡng chịu thuế và số thuế phải nộp, qua đó đảm bảo công bằng giữa người kinh doanh truyền thống và kinh doanh qua mạng, tránh thất thu NSNN.


Theo Trung Kiênwww.mof.gov.vn
Ban Biên tập VVFC - Tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính.

Các bài viết khác
logos 25 năm
Công ty Cổ phần Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam VVFC
Số 03 Thụy Khuê, phường Thụy Thuê, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội
Điện thoại: (024)38432171 - 08042566 - 08044499 - 08043139
Fax: (024)38472271 - (024)37281550
Chi nhánh Miền Nam
49 Pasteur (lầu 7), phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028)3940 7286, (028)6291 0500, (028)38218874
Fax: (028)3940 7187
Trung tâm Thẩm định giá và Đấu giá - VVFC Hà Nội
Số 3, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024)3556 0226/227
Fax: (024)3556 1817
Chi nhánh Hải Phòng
25 Nguyên Hồng, Phường Lam Sơn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: (0225) 371 5129
Fax: (0225) 371 5127
Chi nhánh Bắc Trung Bộ
Số 15A Lê Khôi, Phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Điện thoại: (0237) 372 0628
Fax: (0237) 372 0618
Chi nhánh Miền Trung và Tây Nguyên
140 Ngô Quyền, TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Điện thoại: (0262) 384 3383
Fax: (0262) 384 3382

© 2015 VVFC. All Right Reserved
Designed by Thietkeweb - Seo